Doanh nghiệp FDI vẫn lạc quan về nền kinh tế Việt Nam

Theo khảo sát của Hiệp hội Doanh nghiệp Đức tại Việt Nam, gần 90% doanh nghiệp tham gia khảo sát không có ý định giảm đầu tư tại Việt Nam.
Doanh nghiệp FDI vẫn lạc quan về nền kinh tế Việt Nam - Ảnh 1.

Theo số liệu từ Cục Đầu tư nước ngoài, trong quý I/2020, tổng vốn đăng kí cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đạt 8,55 tỉ USD, bằng 79,1% so với cùng kì năm 2019.

Singapore hiện đang tạm dẫn đầu danh sách đầu tư nước ngoài năm 2020 với tổng vốn đầu tư 4,54 tỉ USD, chiếm 53,1% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam; tiếp theo vẫn là các đối tác quen thuộc như Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc…

Theo nhận định của các chuyên gia kinh tế, đại dịch Covid-19 đang ngày càng diễn biến phức tạp gây hệ lụy lớn tới quyết định của các nhà đầu tư cũng như quyết định mở rộng quy mô dự án hiện có của nhà đầu tư nước ngoài, làm cho thu hút đầu tư nước ngoài trong quý I/2020, giảm cả về số lượng cũng như tổng vốn đầu tư đăng kí.

Tuy vậy, vốn đầu tư giải ngân vẫn ở mức khá, đạt 3,85 tỉ USD, bằng 93,4% so với cùng kỳ năm 2019, đây là con số đáng ghi nhận trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp ảnh hưởng nhiều đến tiến độ triển khai của các dự án.

Doanh nghiệp FDI vẫn lạc quan về nền kinh tế Việt Nam - Ảnh 2.

Nguồn: kinhtedothi


Các doanh nghiệp FDI cũng thể hiện sự lạc quan về nền kinh tế Việt Nam trong trung và dài hạn. 

Theo khảo sát mới nhất của Hiệp hội Doanh nghiệp Đức tại Việt Nam, hầu hết các doanh nghiệp Đức đang hoạt động tại Việt Nam đều chịu ảnh hưởng của đại dịch Ccovid-19 như sụt giảm doanh thu và đơn hàng, chuỗi cung ứng bị gián đoạn, buộc phải cắt giảm nhân sự. 

Đại dịch Covid-19 đang ảnh hưởng đến nền kinh tế toàn cầu nói chung và kinh tế Việt Nam nói riêng. Dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong năm nay từ một số tổ chức kinh tế thế giới như Ngân hàng thế giới, Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB) cũng giảm mạnh. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn được đánh giá sẽ tăng trưởng tốt nhất trong khu vực.

Doanh nghiệp FDI vẫn lạc quan về nền kinh tế Việt Nam - Ảnh 3.

Tuy nhiên, gần 90% doanh nghiệp tham gia khảo sát không có ý định giảm đầu tư tại Việt Nam, thậm chí khoảng một nửa số doanh nghiệp còn dự định mở rộng đầu tư tại thị trường này.

Bàn luận về vấn đề, các doanh nghiệp FDI đánh giá Việt Nam là điểm thu hút đầu tư hàng đầu, bà Đinh Thị Quỳnh Vân, Tổng Giám đốc PwC Việt Nam, cho biết: "Việt Nam vẫn đang vươn lên theo đà tăng trưởng cùng với sự lạc quan của các lãnh đạo doanh nghiệp được củng cố, và nền kinh tế tiếp tục thu hút nguồn đầu tư không chỉ từ nước ngoài mà còn từ chính nguồn lực kinh tế trong nước".

Một số tổ chức kinh tế thế giới như Ngân hàng Phát triển châu Á và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cũng dự báo rằng, cuộc khủng hoảng y tế Covid-19 sẽ gây ra một cuộc khủng hoảng về kinh tế, cụ thể là trong lĩnh vực tài chính và nợ công. 

Nhưng theo Ngân hàng Phát triển châu Á, sự gia tăng của tầng lớp trung lưu, tăng trưởng tiêu dùng nội địa, giải ngân vốn ODA hiệu quả, tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, phát triển kinh tế tư nhân và cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh sẽ vẫn tiếp tục là động lực giúp Việt Nam phục hồi kinh tế sau đại dịch và tăng trưởng trong trung và dài hạn.

Bên cạnh đó, dưới góc độ lạc quan, các chuyên gia kinh tế nhận định, có những điểm thuận lợi cho Việt Nam trong thu hút đầu tư nước ngoài. Chẳng hạn, chiến tranh thương mại Mỹ - Trung có thể dẫn tới một số thuận lợi về thu hút và dịch chuyển đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Và Việt Nam đã và đang tham gia hàng loạt hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới, trong đó có FTA Việt Nam - EU (EVFTA), được kì vọng tạo nên những nền tảng và bệ đỡ quan trọng để dòng vốn đầu tư nước ngoài chảy vào Việt Nam.



chọn
'Quy hoạch NOXH ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi là không khả thi'
Theo đại diện Ban Quản lý các Khu chế xuất và công nghiệp TP HCM, so với các dự án nhà ở thông thường, việc xây dựng NOXH phức tạp hơn. Chẳng hạn như việc chọn địa điểm xây dựng, nếu NOXH được quy hoạch ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi thì sẽ không khả thi do di chuyển hàng ngày bất tiện.