Hai nhà lãnh đạo Mỹ và Triều Tiên đều đã tới Singapore sẵn sàng cho cuộc gặp lịch sử. |
Ông Trump nói: "Tôi có cảm giác là ông Kim Jong Un muốn làm một điều gì đó quan trọng cho người dân Triều Tiên và ông ấy đang nắm lấy cơ hội đó".
Trước đó, tổng thống Mỹ cảnh báo: "Cuộc gặp này là một cơ hội duy nhất... và sẽ không bao giờ có lần thứ hai".
Tổng thống Mỹ đặt nhiều kỳ vọng vào thành công của cuộc hẹn lịch sử này. Đây sẽ là một dấu ấn quan trọng trong nhiệm kỳ tổng thống.
Cuộc hẹn này cũng cho thấy có sự thay đổi về chiến lược của Mỹ trong vấn đề hạt nhân Triều Tiên.
Nhưng tổng thống Trump tuần qua dường như đã hạ thấp mục tiêu đặt ra. Ông tuyên bố rằng việc thiết lập một mối quan hệ tốt với Kim Jong Un đã là một thành công và theo ông, không nên trông đợi gì nhiều vào lần gặp thượng đỉnh đầu tiên này và chắc chắn cũng nên có nhiều lần gặp khác nữa.
Tổng thống Trump có lẽ cũng đã giảm bớt mức cứng rắn trong lập trường của Mỹ. Ông lánh xa dần với các ý tưởng của cố vấn John Bolton - người vốn có quan điểm là cuộc gặp này chỉ nên diễn ra một lần duy nhất và tình hình sẽ trở nên căng thẳng, nếu như Triều Tiên không nhanh chóng tuyên bố chấp nhận phi hạt nhân hóa toàn diện, có thể kiểm chứng và không thể đảo ngược.
Thậm chí, ông Donald Trump còn nói với Triều Tiên là "cứ từ từ mà làm". Điều này hoàn toàn khác hẳn với việc phi hạt nhân hóa nhanh chóng và gây áp lực tối đa, từng là dấu ấn chính trị của ông trong hồ sơ này.
Giờ đây, ông ấy còn không muốn dùng cách nói này nữa. Đó thật sự là một sự đảo chiều trong chiến lược của Mỹ.
Theo một kết quả thăm dò trong tuần qua cho thấy đa số người dân Mỹ quan tâm nhiều đến cuộc gặp lịch sử Donald Trump - Kim Jong Un, đặc biệt là phản ứng của tổng thống Mỹ sau cuộc gặp này.
Người dân Mỹ có vẻ quan tâm đến thượng đỉnh Singapore nhiều hơn là cuộc họp G7 tại Canada.
Những ngày qua, bản thân Donald Trump dường như cũng bị ám ảnh trước viễn cảnh sẽ gặp Kim Jong Un, vì ông có những lời lẽ gần như thiện cảm với Triều Tiên hơn là với các đồng minh lịch sử của Mỹ.
Quả thật, tổng thống Mỹ đã tỏ ra giận dữ hơn với các nước đồng minh này, cho dù thái độ bảo hộ mậu dịch của ông chẳng hề gây chút ngạc nhiên nào, bởi vì Donald Trump chỉ thực hiện những lời hứa trong chiến dịch tranh cử.
Theo một thăm dò trong tuần này, thì đa số người dân Mỹ, một mặt mong muốn tránh một cuộc chiến thương mại, nhưng mặt khác, kết quả kinh tế tốt đẹp của Mỹ đang mang lại uy tín cho Donald Trump, đến mức chưa bao giờ tỷ lệ được lòng dân của ông cao như lúc này.
Dù gì đi chăng nữa, trong lúc chờ đợi các biện pháp cụ thể của bên này và bên kia, một điều chắc chắn là mọi sự chú ý sẽ nhanh chóng dồn về chủ đề nóng bỏng, đó là cuộc gặp Kim Jong Un sắp bắt đầu.
Về cuộc gặp với lãnh đạo Triều Tiên, tổng thống Trump cam kết sử dụng hết tài năng đàm phán của mình, khi khẳng định là ông không cần có các chuẩn bị gì đặc biệt.
Và chỉ trong vài giây, ông có thể đánh giá được ngay là có thể đạt được một thỏa thuận hay không.
Một số người dân tại Mỹ tự hỏi điều gì sẽ xảy ra, nếu như ông Trump có cách hành xử tại Singapore giống như ông đã làm tại G7, có nghĩa là khi có mặt tại chỗ bày tỏ một lập trường, nhưng khi lên máy bay thì lại đưa ra một lập trường khác.
G7 căng thẳng vì Tổng thống Trump đề xuất Nga trở lại khối
Căng thẳng tại khối 7 cường quốc hàng đầu thế giới đã bị đẩy lên mức mới sau hàng loạt những động thái từ Mỹ ... |
'Chim mồi' và lính bắn tỉa bảo vệ Tổng thống Trump tới Singapore
Chuyến đi lịch sử của Tổng thống Mỹ Donald Trump tới Singapore để gặp nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đòi hỏi công tác ... |
Giải mã bức thư "quá khổ" ông Kim Jong-un gửi ông Trump
Bức thư với kích thước lớn hơn nhiều so với thông thường mà nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un gửi đến Tổng thống Mỹ ... |
Thời sự 10:59 | 24/02/2019
Thời sự 08:30 | 24/02/2019
Thời sự 07:44 | 24/02/2019
Thời sự 23:05 | 17/07/2018
Thời sự 04:11 | 05/07/2018
Thời sự 23:07 | 14/06/2018
Thời sự 04:10 | 14/06/2018
Thời sự 00:47 | 14/06/2018