Thượng đỉnh Mỹ - Triều: Ông Trump nhượng bộ quá nhiều?

Nhiều người Hàn Quốc từng ủng hộ ông Trump có lập trường cứng rắn hơn với Triều Tiên hồi năm ngoái giờ đây lại lo ông sẵn sàng dâng Seoul cho Bình Nhưỡng dễ dàng.

Tuyên bố chung được ký kết tại hội nghị thượng đỉnh giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un hôm 12/6 dường như kém xa loại thỏa thuận mà ông chủ Nhà Trắng lâu nay cho là cần thiết để ngăn Bình Nhưỡng theo đuổi vũ khí hạt nhân.

Hãng tin AP nhận định nội dung cái gọi là "thỏa thuận quan trọng và khá toàn diện" mà nhà lãnh đạo Mỹ tung hô thật ra còn yếu hơn cả thỏa thuận của những người tiền nhiệm mà ông Trump không ít lần chê bai.

Thay vì chứa đựng những biện pháp cụ thể để kiềm chế Triều Tiên, văn kiện dường như chỉ nhắc lại những nguyên tắc cũ và thỏa thuận tiếp tục đối thoại.

Ngoài ra, cam kết "phi hạt nhân hóa hoàn toàn bán đảo Triều Tiên" của ông Kim Jong-un không có gì mới.

Tại hội nghị thượng đỉnh với Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in, nội dung cam kết cũng tương tự - "một bán đảo Triều Tiên không có hạt nhân thông qua phi hạt nhân hóa hoàn toàn".

thuong dinh my trieu ong trump nhuong bo qua nhieu

Hai ông Trump và Kim tại lễ ký kết văn kiện chung. (Ảnh: Reuters)

Điều đáng nói là ông chủ Nhà Trắng còn nói đến những nhượng bộ bất chấp sự khuyên can của đội ngũ cố vấn, như ngưng các cuộc tập trận Mỹ - Hàn Quốc "khiêu khích" và thừa nhận sẵn sàng rút binh sĩ Mỹ khỏi quốc gia đồng minh ở châu Á này trong tương lai.

Một thiếu sót khác trong nội dung tuyên bố chung nói trên là cam kết chấm dứt chiến tranh Triều Tiên 1950-1953, một mục tiêu được ông Trump nói đến trước thềm hội nghị thượng đỉnh.

"Đây là những nhượng bộ ông Trump đang đặt trên bàn để đổi lấy một số lời hứa mơ hồ của Triều Tiên" - ông Paul Haenle, Giám đốc Trung tâm Carnegie-Tsinghua (CTC) ở Trung Quốc, nhận định. Ông cũng gọi những câu chữ trong tuyên bố chung là "yếu ớt, không rõ ràng và gây lo lắng".

Không gì lạ khi xuất hiện chỉ trích Tổng thống Trump đã trao cho nhà lãnh đạo Triều Tiên những gì ông mong muốn lâu nay - sự công nhận, tôn trọng và tính chính danh trên trường quốc tế với vị thế ngang hàng Mỹ - nhưng không nhận lại bất kỳ kết quả thực chất nào về vấn đề hạt nhân.

Trong bài viết đăng trên tờ The Guardian, ông Hans Schattle, chuyên gia tại Trường ĐH Yonsei (Hàn Quốc), chỉ ra rằng vẫn còn nhiều câu hỏi chưa có câu trả lời sau hội nghị, nhất là liệu Triều Tiên có từ bỏ vũ khí hạt nhân theo cách thức minh bạch và giữ lời hứa lần này hoặc liệu Bình Nhưỡng có giảm quy mô chương trình tên lửa đang đe dọa các nước láng giềng ở Đông Bắc Á hay không.

Riêng Hàn Quốc không khỏi quan ngại về ý định ngừng tập trận chung của ông Trump nếu điều này báo hiệu mối quan hệ đồng minh giữa 2 nước không còn mạnh như trước.

Thậm chí, đã xuất hiện nỗi lo ở Hàn Quốc rằng Bình Nhưỡng đang có tham vọng thống nhất bán đảo Triều Tiên theo điều kiện của họ.

Nhiều người Hàn Quốc từng ủng hộ ông Trump có lập trường cứng rắn hơn với Triều Tiên hồi năm ngoái giờ đây lại lo ông sẵn sàng "dâng" Seoul cho Bình Nhưỡng dễ dàng.

thuong dinh my trieu ong trump nhuong bo qua nhieu Thắng lớn nhất trong thượng đỉnh Trump-Kim không phải là Mỹ và Triều Tiên

Người thắng lớn nhất trong thượng đỉnh Donald Trump-Kim Jong-un không phải là Mỹ hay Triều Tiên mà là Trung Quốc, theo nhận định của ...

thuong dinh my trieu ong trump nhuong bo qua nhieu Trump về đến Mỹ, khẳng định Triều Tiên không còn là mối lo về hạt nhân

Trở về Washington sau cuộc gặp lịch sử với nhà lãnh đạo Kim Jong Un, Tổng thống Trump tuyên bố Mỹ không còn phải đối ...

chọn
'Quy hoạch NOXH ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi là không khả thi'
Theo đại diện Ban Quản lý các Khu chế xuất và công nghiệp TP HCM, so với các dự án nhà ở thông thường, việc xây dựng NOXH phức tạp hơn. Chẳng hạn như việc chọn địa điểm xây dựng, nếu NOXH được quy hoạch ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi thì sẽ không khả thi do di chuyển hàng ngày bất tiện.