Đồng đội phi công Su-22: 'Bình thường thôi nếu nhắc về chúng tôi'

"Người lính phi công cũng như bao người lính khác. Họ ngồi vào buồng lái mà quên hết những rủi ro, trong đầu chỉ còn 2 chữ nhiệm vụ", chia sẻ của một phi công lái Su-22.

Sáng 29/7, cán bộ, chiến sĩ Sư đoàn không quân 371 cùng cấp ủy, chính quyền địa phương và gia đình đã tổ chức lễ viếng phi công Khuất Mạnh Trí tại nhà riêng ở ngõ Lạc Sơn (đường Đê La Thành, thị xã Sơn Tây, Hà Nội).

Người thân, đồng đội đưa phi công Khuất Mạnh Trí về nơi an nghỉ Trải qua hơn 1.130 giờ bay trên khắp mọi miền tổ quốc, thượng tá Khuất Mạnh Trí - người con xứ Đoài - đã trở về đất mẹ.

Cả đời bay trên gấm vóc

Con ngõ nhỏ dẫn vào nhà phi công Trí chật kín màu áo lính. Họ hiện diện với nhiều sắc phục, đến từ nhiều quân, binh chủng khác nhau.

Tất cả cùng mang cùng một tâm trạng bồn chồn, chờ đợi tro cốt của người đồng đội được đưa từ Đài hóa thân Hoàn Vũ về nhà.

dong doi phi cong su 22 binh thuong thoi neu nhac ve chung toi

Tro cốt thượng tá Khuất Mạnh Trí được đưa về nhà riêng sáng 29/7. (Ảnh: Ngọc Tân)

Trải qua hơn 1.130 giờ bay trên khắp mọi miền tổ quốc, thượng tá Khuất Mạnh Trí - người con xứ Đoài - lại trở về đất mẹ, giản dị mà bình tâm.

Nhạc sĩ nào từng viết câu hát: "Anh phi công bàng hoàng ngỡ mình bay trên gấm vóc...", chắc cũng muốn gửi gắm cho người phi công lớn lên ở mảnh đất Hà Tây cũ.

8h30, tro cốt của anh Trí được đoàn xe đưa về đến nhà. 4 chiến sĩ binh nhất đeo găng tay trắng, đứng nghiêm trang trước cửa xe tang.

Hai hàng tiêu binh bồng súng đứng dọc con ngõ nhỏ. Những người lính đều lặng yên trong một lễ tang quân đội.

Không gian trang nghiêm ấy chỉ bị phá vỡ khi một người phụ nữ chít khăn tang bật khóc. Rồi những đứa trẻ cũng nức nở theo.

Rất nhiều người có mặt ở đó không cầm được nước mắt khi chứng kiến cảnh cô nhi, quả phụ đón chồng, cha về nhà.

dong doi phi cong su 22 binh thuong thoi neu nhac ve chung toi

Vợ và 2 con nhỏ của phi công Khuất Minh Trí đứng trước di ảnh của cha. (Ảnh: Ngọc Tân)

Con gái lớn của anh Trí năm nay 9 tuổi, mắt đỏ hoe đứng cạnh mẹ. Cậu con trai mới 7 tuổi, ngơ ngác đứng trước ban thờ của bố, động tác chắp tay cũng vụng về.

Có lẽ phải rất lâu nữa, cậu bé có cha và ông nội đều là quân nhân mới hiểu bố mình đã hy sinh cho điều gì.

"Bình thường thôi nếu nhắc về chúng tôi. Sinh là người lính, sống sao để trọn vẹn với cả gia đình và Tổ quốc. Anh Trí đã cố gắng hết mình để làm điều đó", một người đồng đội của anh tại trung đoàn 921 nghẹn ngào.

Người lính đứng dưới mưa

Lúc tro cốt người lính không quân được đưa vào nhà thì trời đổ mưa. Những giọt nước không lớn, cứ lất phất vương trên những vành khăn tang và mũ kê-pi. Hai hàng lính tiêu binh vẫn đội mưa đứng gác.

"Mưa to là mưa nhỏ, mưa nhỏ là không mưa", đó là câu đùa vui mà những thanh niên bước vào đời lính đều thuộc lòng.

dong doi phi cong su 22 binh thuong thoi neu nhac ve chung toi

Phi công Khuất Mạnh Trí (cầm bộ đàm) trong một buổi huấn luyện bay. (Ảnh: Khuất Minh)

Với những chiến sĩ mới chập chững bước vào quân ngũ, chưa bao giờ cảm thức về sự hy sinh cho tổ quốc đến gần với họ như lúc này.

Điều gì phân biệt một người lính với những người khác? Một chiến sĩ binh nhì cũng có thể trả lời ngắn gọn "Một người lính luôn chấp nhận đứng dưới mưa để hoàn thành nhiệm vụ".

Triết lý giản dị ấy được mỗi người lính tuân thủ trong mọi sứ mệnh, nhiệm vụ. "Nếu Tổ quốc cần họ ngồi lên một chiếc máy bay dẫu biết trước những rủi ro, họ cũng sẽ chấp nhận".

Từ hôm xảy ra vụ tai nạn, nhiều người cùng chung một câu hỏi: "Tại sau 2 phi công không bung dù để thoát hiểm? Hoặc nếu phải gắng lái máy bay ra khỏi khu dân cư, tại sao một người không bung dù trước để nhiệm vụ đó cho người còn lại? Thiệt hại về sinh mạng sẽ giảm 1 nửa".

Tại lễ viếng anh Trí, một thượng tá phi công lái Su 22 đã trả lời câu hỏi đó.

"Kỹ thuật liệng máy bay đã chết động cơ tránh xa khỏi khu dân cư đã được các phi công quân sự thao luyện nhiều lần. Đó là kỹ năng cơ bản mà ai cũng phải thực hiện khi máy bay xảy ra sự cố.

Trong khoảnh khắc chỉ tính bằng giây ấy, cả hai đều phải đảm nhiệm những thao tác của riêng mình.

Nếu một người bung dù trước, chỉ riêng việc ghế lái bật mạnh khỏi buồng lái cũng khiến chiếc máy bay mất ổn định, người còn lại sẽ rất khó lái tiếp", người phi công sắp về hưu chia sẻ.

Việc điều tra nguyên nhân tai nạn sẽ còn kéo dài, nhưng ngay trong khoảnh khắc đón những người lính về đất mẹ, tất cả người thân và đồng đội đều tin rằng hai phi công đã hy sinh như những anh hùng.

Sau lễ viếng, tro cốt của thượng tá Khuất Mạnh Trí sẽ được an táng tại nghĩa trang liệt sĩ thị xã Sơn Tây vào chiều ngày 29/7.

Trưa 26/7, máy bay Su-22 của Trung đoàn Không quân 921, Sư đoàn 371, Quân chủng Phòng không - Không quân gặp nạn khi bay huấn luyện và rơi tại làng Dừa, xã Nghĩa Yên, huyện Nghĩa Đàn (Nghệ An).

Hai phi công bay huấn luyện hy sinh gồm: trung tá Khuất Mạnh Trí (quê Hà Nội) và thượng tá Phạm Giang Nam (quê Thái Bình).

Ngày 27/7, Bộ trưởng Quốc phòng đã ký Quyết định truy thăng quân hàm sĩ quan đối với hai phi công. Thủ tướng cũng ký Quyết định cấp Bằng “Tổ quốc ghi công” cho hai liệt sĩ.

Chia sẻ với Zing.vn, đại tá Nguyễn Thành Trung, cựu phi công máy bay quân sự, cho biết ông rất bất ngờ và đau xót khi nghe tin hai người đồng chí hy sinh.

"Để đào tạo một phi công quân sự rất khó và mất nhiều thời gian, trong khi họ đều là những phi công lão luyện, bay rất nhiều giờ, là vốn quý của Bộ Quốc phòng", ông Trung nói.

dong doi phi cong su 22 binh thuong thoi neu nhac ve chung toi Phi công Phạm Giang Nam hi sinh ở Nghệ An: 'Nghe tin dữ, người mẹ khóc ngất gọi tên con'

Khi đồng đội của phi công Phạm Giang Nam về gia đình báo tin anh hi sinh, mọi người trong gia đình ông Mỹ (bố ...

chọn
Hình ảnh khu phức hợp Đại sứ quán Mỹ sau hơn năm khởi công
Hình ảnh mới nhất về tiến độ khu phức hợp Đại sứ quán Hoa Kỳ sau hơn năm khởi công.