Dự báo giá vàng 21/3: Có thể duy trì đà tăng vừa lấy lại?

Khảo sát cuối phiên ngày 20/3 cho thấy, giá vàng SJC đã lấy lại đà tăng sau khi lao dốc ở đầu phiên, với mức tăng trong khoảng 140.000 - 250.000 đồng/lượng. Tại thị trường thế giới, giá vàng đã tăng 1% lên mức cao nhất kể từ tháng 3/2022.

Xem thêm: Dự báo giá vàng 22/3

Giá vàng SJC lấy lại đà tăng ở cuối phiên

Kết thúc phiên giao dịch ngày đầu tuần (20/3), giá vàng SJC bất ngờ đảo chiều tăng từ 140.000 đồng/lượng đến 250.000 đồng/lượng tại các cửa hàng được khảo sát vào lúc 16h35.

Trong đó, Công ty Vàng bạc Đá quý Sài Gòn điều chỉnh giá vàng SJC tăng nhiều nhất tới 250.000 đồng/lượng ở cả hai chiều mua vào và bán ra.

Với Tập đoàn Doji và hệ thống PNJ, giá vàng được cả hai doanh nghiệp điều chỉnh cùng tăng 200.000 đồng/lượng ở chiều mua còn chiều bán tăng 200.000 đồng/lượng tại Tập đoàn Doji nhưng không thay đổi tại hệ thống PNJ. 

Còn Tập đoàn Phú Quý với hệ thống cửa hàng Bảo Tín Minh Châu ghi nhận giá vàng trong nước đều tăng 150.000 đồng/lượng ở chiều mua còn chiều bán tăng 150.000 đồng/lượng tại Tập đoàn Phú Quý và tăng 140.000 đồng/lượng tại hệ thống cửa hàng Bảo Tín Minh Châu. 

 

Chốt phiên ngày 20/3

(triệu đồng/lượng)

Chênh lệch

(nghìn đồng/lượng)

Mua vào

Bán ra

Mua vào

Bán ra

Công ty Vàng SJC chi nhánh Hà Nội

66,90

67,62

+250

+250

Công ty Vàng SJC chi nhánh Sài Gòn

66,90

67,60

+250

+250

Tập đoàn Doji

66,80

67,50

+200

+200

Tập đoàn Phú Quý

66,80

67,50

+150

+150

Công ty PNJ chi nhánh Hà Nội

66,70

67,50

+200

-

Công ty PNJ chi nhánh Sài Gòn

66,70

67,50

+200

-

Bảo Tín Minh Châu

66,82

67,48

+150

+140

Vàng SJC tại một số hệ thống cửa hàng được khảo sát vào lúc 16h35. (Tổng hợp: Du Y)

Dự báo giá vàng ngày 21/3

Trong phiên giao dịch chiều ngày 20/3, giá vàng giao ngay tăng 0,14% lên 1.991 USD/ounce vào lúc 16h40 (giờ Việt Nam), theo Kitco. Giá vàng giao tháng 4 cũng tăng 1,05% lên 1.994 USD/ounce.

Diễn biến giá vàng thế giới tại sàn giao dịch Kitco. (Nguồn: Kitco).

Theo Reuters, giá vàng tăng 1% lên mức cao nhất kể từ tháng 3/2022 vào phiên chiều 20/3, do lo ngại về lĩnh vực ngân hàng toàn cầu bất chấp nỗ lực giải cứu Ngân hàng Credit Suisse để ổn định thị trường tài chính.

Hôm 19/3, Ngân hàng UBS của Thụy Sỹ đã đồng ý mua lại Ngân hàng Credit Suisse với giá 3,23 tỷ USD và đồng ý chịu khoản lỗ lên tới 5,4 tỷ USD trong một thỏa thuận được dự đoán sẽ khép lại vào năm 2023.

Giá vàng đã tăng 10%, tương đương khoảng 180 USD, do nhu cầu trú ẩn an toàn sau sự sụp đổ của Ngân hàng Thung lũng Silicon có trụ sở tại Mỹ vào đầu tháng này, khiến Credit Suisse - ngân hàng 167 năm tuổi và lớn thứ 2 của Thụy Sỹ chịu nhiều áp lực. 

Yeap Jun Rong, nhà phân tích thị trường tại IG cho biết: "Môi trường rủi ro đang ở trạng thái mong manh, vì các nhà giao dịch vẫn chưa hoàn toàn tin rằng liệu các động thái gần đây của chính quyền có thể ngăn chặn sự sụp đổ của ngành ngân hàng hay không. Do đó, vàng có thể mất nhiều thời gian hơn để đảo ngược xu hướng tăng hiện tại."

Cổ phiếu ngành ngân hàng đã đi xuống sau khi Ngân hàng UBS thỏa thuận tiếp quản Ngân hàng Credit Suisse và những lời hứa về thanh khoản từ các ngân hàng trung ương đã không thể ngăn chặn được lo ngại về một cuộc khủng hoảng lớn hơn đang hình thành trong hệ thống tài chính.

Trong khi đó, các thị trường hiện kỳ ​​vọng 66% khả năng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ giữ lãi suất trong khoảng 4,5% - 4,75% tại cuộc họp tuần này.

Vàng được coi là một hàng rào chống lại những bất ổn kinh tế, và trở nên hấp dẫn hơn trong môi trường lãi suất thấp.

Trên thị trường các kim loại quý khác, giá bạc giao ngay không đổi ở mức 22,59 USD/ounce, giá bạch kim giảm 0,5% xuống 970,53 USD và giá palladium giảm 0,8% xuống 1.407 USD.

Quy đổi theo giá USD của ngân hàng Vietcombank (23.750 đồng), giá vàng thế giới tương đương 56,97 triệu đồng/lượng, thấp hơn 10,65 triệu đồng/lượng so với mức vàng trong nước.

Giá vàng trong nước thường biến động theo xu hướng của thị trường thế giới. Vì vậy, giá vàng SJC có thể duy trì đà tăng trong phiên giao dịch sáng 21/3.

chọn
Hai thách thức lớn của Long Hậu
Đánh giá về 2024, Long Hậu cho rằng các chính sách pháp luật có nhiều thay đổi, là một trong những rủi ro ảnh hưởng đối với các nhà phát triển khu công nghiệp. Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp ngoài ngành bắt đầu chuyển hướng đầu tư sang BĐS công nghiệp cũng làm gia tăng sự cạnh tranh trong lĩnh vực này.