Đưa cồng chiêng, múa xoang vào dạy cho học sinh Tây Nguyên

Nhiều trường học ở Tây Nguyên đã áp dụng đưa văn hóa cồng chiêng, những điệu múa xoang thướt tha vào dạy cho học sinh. 
dua cong chieng mua xoang vao day cho hoc sinh tay nguyen
Cồng chiêng được đưa vào dạy tại trường, tạo nguồn hứng khởi cho các em học sinh. Ảnh: Trang Anh

Vào một chiều đầu tháng 3 nắng như đổ lửa, dưới con đường đất đỏ chạy dài trên những triền đồi Tây Nguyên, chúng tôi có dịp ghé thăm Trường THCS Dân tộc Nội trú huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai. Ngay từ đầu cổng, chúng tôi đã nghe những tiếng chiêng vang vọng cả một góc trời.

Tại đây, Những em học sinh với gương mặt rạng ngời, khoác lên mình bộ quần áo truyền thống đang rộn ràng bên những chiếc cồng chiêng níu giữ lòng người.

Em Rmah H’Lan (học sinh lớp 8) cho biết, trước đây em không biết đánh cồng chiêng. Vào những buổi lễ của làng em chỉ biết ngồi nhìn các già trong làng đung đưa theo nhịp chiêng, điệu múa. Do nhìn thấy các cụ say mê với tiếng chiêng, em Rmah H’Lan cũng ao ước mình học được một chút để giữ gìn nét truyền thống của dân tộc mình.

“Sau vài tháng được nhà trường dạy đánh chiêng, giờ đây em có thể đánh được chút ít, để trong những dịp lễ hội có thể vui cùng niềm vui của buôn làng. Không chỉ vậy, em còn được trường dạy múa xoang. Giờ đây em còn được giao dạy nhảy xoang cho các em gái lớp 6 và lớp 7”, em Rmah H’Lan tâm sự.

dua cong chieng mua xoang vao day cho hoc sinh tay nguyen
Cac em học sinh được hòa mình vào tiếng chiêng, điệu múa xoang. Ảnh: Trang Anh

Tương tự, em Nay Co (người Jrai, học sinh lớp 7) chia sẻ, sau khi được trường dạy đánh chiêng, giờ đây em có thể tự tin đánh nhiều bài hát toát lên vẻ đẹp của buôn làng, quê hương như: Mừng lúa mới, Đi hái rau rừng, nhịp chiêng ngày mùa…

Bà Võ Thị Thùy, Hiệu trưởng Trường THCS Dân tộc Nội trú huyện Ia Pa cho hay, tất cả học sinh của trường đều là dân tộc thiểu số như: Bahnar, Tày, Nùng, Dao… Do nhiều dân tộc tập trung ở đây nên cũng có nhiều nét văn hóa khác nhau.

Theo bà Thùy, nhằm khôi phục, duy trì, bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của cộng đồng các dân tộc Tây Nguyên, đặc biệt là cồng chiêng Tây Nguyên, nhà trường đã phối hợp với phòng Văn hóa - Thông tin và Thể thao huyện Ia Pa và Trường Trung cấp Văn hóa Nghệ thuật tỉnh Gia Lai để mời nghệ nhân về dạy nhữngkỹ năng, điệu thức, cách diễn tấu cồng, chiêng dùng trong dịp lễ hội.

Cũng theo vị hiệu trưởng, hiện nay lớp dạy cồng chiêng có 32 học viên, những học viên này sau sẽ truyền dạy lại kiến thức cho các khối 6,7,8,9 trong trường. Không chỉ dạy cồng chiêng, nhà trường cũng tổ chức dạy cho những học sinh nữ điệu múa xoang uyển chuyển, thướt tha.

dua cong chieng mua xoang vao day cho hoc sinh tay nguyen
Cac em học sinh nữ được dạy những điệu múa xoang uyển chuyển, thướt tha. Ảnh: Trang Anh

Ngoài ra,Trường THCS Dân tộc Nội trú huyện Ia Pa còn tổ chức cho các em học sinh tổ chức vẽ tranh và làm các nhạc cụ của dân tộc mình trong các buổi học ngoại khóa.

Bên cạnh đó, trường tổ chức các cuộc thi như: Trình diễn và thuyết trình về những trang phục truyền thống của dân tộc mình.

Đêm giao thừa vừa qua, nhà trường cùng các em học sinh và bà con đồng bào nơi đây hòa vào tiếng chiêng và điệu múa xoang điệu đà.

Đến nay, cồng chiêng và múa xoang như món ăn tinh thần của các em học sinh và người dân nơi đây. Ngày ngày vẫn có rất nhiều em hứng thú, có nguyện vọng muốn tham gia lớp học này để lưu giữ nét đẹp của dân tộc mình.

dua cong chieng mua xoang vao day cho hoc sinh tay nguyen Du khách thích thú khám phá vườn dâu tây đạt tiêu chuẩn VietGAP

Thời gian gần đây, người dân bản địa và du khách thập phương có dịp ghé thăm thành phố ngàn hoa Đà Lạt đều tìm ...

dua cong chieng mua xoang vao day cho hoc sinh tay nguyen Người dân nô nức tham dự Lễ hội Văn hóa dân gian Việt Bắc trên Tây Nguyên

Lễ hội Văn hóa dân gian Việt Bắc Xuân Mậu Tuất 2018 thu hút được đông đảo các dân tộc anh em như Tày, Nùng, ...

chọn
Công ty con Kinh Bắc tăng vốn gấp rưỡi trước thềm xây khu công nghiệp 466 ha ở Long An
Sài Gòn Tây Bắc (SCD) - công ty con của Kinh Bắc sắp xây dựng KCN Lộc Giang gần 5.200 tỷ tại Đức Hòa, Long An. Vừa qua, doanh nghiệp này đã thực hiện tăng vốn điều lệ từ 750 tỷ đồng lên 1.181 tỷ đồng.