Đường hơn 2 nghìn tỉ phía nam Thủ đô làm 3 năm chưa xong 1km

Dự án mở rộng đường Tam Trinh nhằm giải tỏa áp lực giao thông từ trung tâm Hà Nội ra Quốc lộ 1A được khởi công xây dựng từ tháng 10/2016 nhưng đến nay vẫn chưa thể giải phóng mặt bằng xong.

Dự án mở rộng đường Tam Trinh (Hoàng Mai, Hà Nội) đang được xem là nút thắt giải quyết tình trạng ùn ứ giao thông ở khu vực cửa ngõ phía nam Thủ đô. Tuy nhiên, dự án này đang vấp phải sự phản ứng của gần 200 hộ dân sinh sống dọc hai bên đường.

Đường Tam Trinh được UBND TP Hà Nội quy hoạch đầu tư mở rộng với tổng số vốn lên đến hơn 2 nghìn tỉ đồng với chiều dài khoảng 3,5km.

Điểm đầu của dự án giao với đường Minh Khai, điểm cuối giao với đường vành đai 3. Tổng diện tích thu hồi đất của dự án là 111,956 m2, thuộc các phường Yên Sở, Hoàng Văn Thụ, Mai Động (quận Hoàng Mai).

Tuy nhiên, dọc tuyến đường này nơi thì thực hiện mở rộng 40m, nơi thì mở rộng 55m nên khiến người dân không đồng tình.

Cụ thể, đoạn từ cầu Mai Động xuống đến nhà máy xử lý nước thải Yên Duyên thực hiện mở rộng 40m, từ nhà máy xử lý nước thải xuống đường vành đai 3 lại mở rộng đến 55m.

Điều đáng nói là việc mở rộng thêm 15m tại khu vực trên chỉ để trồng cây xanh và làm đường nội bộ (đường gom dân sinh).

Ông Nguyễn Văn Khang (61 tuổi, phường Yên Sở, Hoàng Mai, Hà Nội) cho biết, gia đình ông thuộc diện thu hồi 150m2 đất. Bản thân ông là người dân rất ủng hộ phương án mở rộng đường Tam Trinh để phát triển giao thông Thủ đô, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế đất nước.

Tuy nhiên, ông Khang không đồng tình với việc trên cùng một còn đường dài 3,5 km nhưng trong đó có 1,3 km lấy 55m còn hơn 2km đoạn từ Mai Động xuộng lại chỉ lấy 40m.

Ông Khang cũng trình bày, rất mong chính quyền sớm hoàn thành con đường để người dân đi lại thuận tiện hơn. Từ ngày chính quyền giải phóng mặt bằng năm 2016 đến nay, ngày nắng thì đường bụi mù mịt, ngày mưa thì nhiều điểm trũng thành vũng nước gây khó khăn cho người dân đi lại.

Ông Khang trần tình, việc chính quyền mở rộng thêm 15m chỉ để trồng cây xanh vầ làm đường gom ở khu vực cận vành đai 3 là không hợp lý.

Khi thu hồi dự án, người dân hai bên đường sẽ không còn kế sinh nhai, trong khi phương án tái định cư cho người dân vẫn chưa được rõ ràng, thống nhất.

Việc mở rộng đường chỉ để trồng thêm cây xanh trong khi nhà nước mất thêm rất nhiều tiền để giải phóng mặt bằng là điều không hợp lý.

Đường Tam Trinh hiện tại có khá nhiều ổ gà, xuống cấp nghiêm trọng do xe ô tô trọng tải lớn đi lại chở hàng hóa, xe  chở hàng vào chợ đầu mối với tần xuất nhiều mỗi ngày.

Ngày 28/11/2012, UBND TP Hà Nội có Quyết định 5504/QĐ-UBND phê duyệt Dự án Đầu tư xây dựng đường Nguyễn Tam Trinh nhằm mục đích kết nối mạng lưới giao thông từ đường Vành đai 1 đến đường Vành đai 3, đồng thời, giảm tải áp lực giao thông cho tuyến đường cũ và tạo nên diện mạo mới cho khu vực.

Đến năm 2017, nhằm đảm bảo tiến độ thi công dự án, Hội đồng Bồi thường, hỗ trợ và tái định cư quận Hoàng Mai đã xây dựng dự thảo phương án chi trả tiền hỗ trợ, bồi thường giải phóng mặt bằng với 200 hộ dân trong diện bị thu hồi đất (ở tổ dân phố 1, 3 và 27 phường Yên Sở).

Tuy nhiên, các hộ dân này không đồng tình với giá bồi thường cùng như việc thu hồi thêm 15m đất để làm đường gom và trồng cây xanh. Dự án cũng vì thế mà đến nay sau 3 năm vẫn chưa thể hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng.

Liên quan đến vụ việc này, sáng 11/3, trao đổi với chúng tôi, ông Vũ Minh Tú (Giám đốc phát triển quỹ đất quận Hoàng Mai) cho biết: Đến thời điểm này, cơ quan chức năng vẫn đang tích cực triển khai công tác giải phóng mặt bằng theo chỉ giới đỏ được thành phố phê duyệt.

Quá trình giải phóng mặt bằng, cơ quan chức năng vẫn đang gặp khó khăn bởi có một số hộ dân kiến nghị về giá đền bù và việc lấy thêm 15m để làm đường gom dài gần 1,3km tại đoạn phường Yên Sở nên vẫn đang tích cực tuyên truyền đến người dân để đẩy nhanh tiến độ.

Dưới đây là một số hình ảnh chúng tôi ghi lại trên tuyến đường được đầu tư hơn 2 nghìn tỉ sau 3 năm khởi công mới làm được chưa đầy 1km.

Đường hơn 2 nghìn tỉ phía nam Thủ đô làm 3 năm chưa xong 1km - Ảnh 2.

Dự án tại khu vực từu cầu Mai Động xuống đến nhà máy xử lý nước thải Yên Duyên chưa thể giải phóng mặt bằng.

Đường hơn 2 nghìn tỉ phía nam Thủ đô làm 3 năm chưa xong 1km - Ảnh 3.

Ông Nguyễn Văn Khang mong muốn chính quyền sớm giải phóng mặt bằng, hoàn thành tuyến dường đưa vào sử dụng để người dân bớt khổ, đi lại thuận tiện hơn.

Đường hơn 2 nghìn tỉ phía nam Thủ đô làm 3 năm chưa xong 1km - Ảnh 4.

Đường Tam Trinh sau 3 năm vẫn chưa thể giải phóng mặt bằng để làm đường.

Đường hơn 2 nghìn tỉ phía nam Thủ đô làm 3 năm chưa xong 1km - Ảnh 5.

Ông Phạm Văn Hầm (52 tuổi, ở phường Yên Sở, Hoàng Mai, Hà Nội) cho biết, ông và người dân đồng tình với việc làm đường phát triển giao thông đô thị nhưng không đồng ý lấy thêm 15m đất để trồng cây xanh.

Đường hơn 2 nghìn tỉ phía nam Thủ đô làm 3 năm chưa xong 1km - Ảnh 6.

Tuyến đường Tam Trinh sau 3 năm khởi công vẫn đang giậm chân tại chỗ, nhiều đoạn đã xuống cấp vì xuất hiện nhiều ổ gà khiến cho người dân đi lại khó khăn. Không ít người qua lại tuyến đường này bị ngã vì những ổ gà ở hai bên đường.

Đường hơn 2 nghìn tỉ phía nam Thủ đô làm 3 năm chưa xong 1km - Ảnh 7.

Dự án tuyến đường Tam Trinh dài khoảng 3,5km những đến nay mới chỉ hoàn thành gần 1km đoạn thuộc phường Yên Sở.

Đường hơn 2 nghìn tỉ phía nam Thủ đô làm 3 năm chưa xong 1km - Ảnh 8.

Tuyến đường làm dang dở nên trời nắng bụi bặm, trời mưa thì xuất hiện các hố nước gây khó khăn cho người đi lại.

Đường hơn 2 nghìn tỉ phía nam Thủ đô làm 3 năm chưa xong 1km - Ảnh 9.

Khu vực ngã tư gần chợ Mai Động thường xuyên xảy ra ùn ứ giao thông mỗi giờ cao điểm nhưng vẫn chưa giải phóng mặt bằng được.

Giám đốc Sở Giao thông Hà Nội: "Cấm xe máy càng sớm càng tốt"Giám đốc Sở Giao thông Hà Nội: 'Cấm xe máy càng sớm càng tốt' Hà Nội: "Phạt lỗi giao thông cao sẽ đánh thẳng vào nồi cơm người nghèo"Hà Nội: 'Phạt lỗi giao thông cao sẽ đánh thẳng vào nồi cơm người nghèo' Các dự án giao thông trọng điểm xây dựng trở lại sau hội nghị thượng đỉnh Mỹ - TriềuCác dự án giao thông trọng điểm xây dựng trở lại sau hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều
chọn
Điều gì đang diễn ra trên thị trường BĐS công nghiệp?
Viện Kinh tế Xây dựng đánh giá Việt Nam vẫn là điểm đến hấp dẫn nhà đầu tư BĐS công nghiệp ngoại, giá thuê đất bình quân và giá thuê nhà xưởng, kho bãi trong quý I đã tăng 2-3% so với cùng kỳ năm trước. Dự báo quý II, nhu cầu thuê và tỷ lệ lấp đầy tại các KCN có thể tăng nhẹ.