Cụ thể, ở nhóm nhà mặt tiền, quận 1 có giá bình quân rao bán tính đến quí III là 490 triệu đồng mỗi m2. Giá mỗi m2 các vị trí còn lại lần lượt ghi nhận quận 3 (bình quân 314 triệu đồng), quận 10 (đạt 261 triệu đồng), Phú Nhuận (230 triệu đồng), Bình Thạnh (189 triệu đồng).
Trong khi đó, ở nhóm nhà phố riêng lẻ vị trí hẻm, quận 1 ghi nhận giá mỗi m2 chào bán bình quân 259 triệu đồng, quận 3 (bình quân 195 triệu đồng), quận 10 (chào bán 170 triệu đồng), quận Phú Nhuận (149 triệu đồng), quận Tân Bình (121 triệu đồng).
Ở nhóm nhà chung cư, quận 1 có giá chào bán bình quân trên thị trường online đạt 114 triệu đồng mỗi m2 trong khi quận 10 đạt 55 triệu đồng, quận Phú Nhuận giữ mốc 50 triệu đồng mỗi m2. Tân Bình và Bình Thạnh lần lượt ghi nhận bình quân giá bán căn hộ đạt 43-46 triệu đồng mỗi m2.
Thị trường bất động sản tại trung tâm TP HCM. Ảnh: Vũ Lê
Đối với biệt thự và nhà liền kề số mẫu khảo sát bị khuyết một số khu vực, thiếu quận 1, 3, Tân Bình do không có tin đăng chào bán trong thời gian qua. Giá bán bình quân loại nhà liền thổ này tại quận 7 là 135 triệu đồng mỗi m2, Phú Nhuận ghi nhận 183 triệu đồng mỗi m2, quận 10 và Bình Thạnh vươn lên vùng giá bình quân 254 - 267 triệu đồng mỗi m2.
Đơn vị khảo sát cho biết, đây chỉ là mức giá khảo sát bình quân trên các chợ trực tuyến ở những địa bàn tiêu biểu được tính theo thuật toán từ dữ liệu Big Data. Trên thực tế trong thời kỳ hậu sốt đất và khan hiếm nguồn cung, giá trần của bất động sản ở các quận tiêu biểu của TP HCM biến thiên ở ngưỡng rất cao so với giá bình quân, có thể đắt gấp đôi thập chí cao hơn.
Hồi tháng 4/2019, một dự án chung cư hạng sang tọa lạc tại quận 1 từng chào bán giá căn hộ ở ngưỡng 168-280 triệu đồng mỗi m2, được xem là cao nhất từ trước đến nay. Những mức giá trần kỷ lục của bất động sản trung tâm TP HCM được cho là chịu tác động kép của sự hạn chế nguồn cung, sự vượt trội về thương hiệu, chất lượng sản phẩm.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia, nguyên nhân trực tiếp là thành phố hạn chế cấp phép các dự án tại khu vực quận 1 và quận 3 trong giai đoạn 2018 - 2020 và rà soát pháp lý các dự án trên diện rộng. Điều này khiến thời gian hoàn thiện hồ sơ các dự án kéo dài, vô tình gây ra khan hiếm hàng hóa tại vùng lõi trung tâm Sài Gòn và cả các quận ngoại thành, dẫn đến tình trạng thừa cơ kích giá bất động sản lên cao.
Kinh doanh 14:49 | 23/10/2019
Tiêu dùng 14:14 | 23/10/2019
Kinh doanh 21:28 | 22/10/2019
Tiêu dùng 14:30 | 22/10/2019
Đô thị 13:41 | 20/10/2019
Du lịch 12:24 | 20/10/2019
Đô thị 10:01 | 20/10/2019
Tiêu dùng 08:05 | 20/10/2019