Gạt chính trị sang một bên Mỹ dựa vào nguồn cung cấp y tế của Trung Quốc để chống lại virus

Các chính trị gia Mỹ tỏ ra giận dữ về việc xử lí khủng hoảng virus corona của Bắc Kinh nhưng họ phải đối mặt với một sự thật phũ phàng: Mỹ rất cần nguồn cung của Trung Quốc.
Gạt chính trị sang một bên Mỹ dựa vào nguồn cung cấp y tế của Trung Quốc để chống lại virus - Ảnh 1.

Một cuộc biểu tình để có thêm đồ bảo hộ được tổ chức bên ngoài Trung tâm y tế Montefiore ở New York. (Ảnh: AFP)

Trung Quốc có vẻ đã thành công trong cuộc chiến chống lại Covid-19 tại đất nước họ và cũng là quốc gia có nguồn cung các thiết bị bảo hộ cá nhân đang được tìm kiếm trên toàn thế giới.

"Trong bối cảnh đang có một nhu cầu đáng kinh ngạc cả ở Mỹ và toàn cầu, trung Quốc là nguồn cung cấp lớn về các sản phẩm bảo vệ cá nhân tại thời điểm này. Vì vậy, nếu không mở cửa cho Trung Quốc và cố gắng mua những vật dụng này từ Trung Quốc ngay bây giờ, sẽ không còn hy vọng mua được chúng", Chad Bown, một thành viên cao cấp tại Viện Kinh tế Quốc tế Peterson, Mỹ cho biết.

Các nhà sản xuất Mỹ đã đẩy mạnh việc hợp tác với 3M và Honeywell cùng nhau tăng sản lượng khẩu trang lên 70 triệu chiếc mỗi tháng.

Tuy nhiên, số lượng này vẫn thấp hơn nhiều so với nhu cầu của Bộ Y tế và dịch vụ dân sinh Mỹ. Bộ này đang tìm cách mua 500 triệu khẩu trang để phục vụ cho kho dự trữ chiến lược.

Một cuộc khủng hoảng y tế toàn cầu sẽ là một thị trường dành cho các nhà sản xuất Trung Quốc với mặt hàng chiến lược là khẩu trang N95 được thiết kế để ngăn chặn 95% các hạt rất nhỏ.

Dan Harris, một luật sư ở Seattle, người đại diện cho các công ty ở các thị trường mới nổi, đã viết trên blog về việc gần đây nghe được thông tin "ba công ty đã bị lừa hơn 1 triệu USD sau khi đặt hàng khẩu trang N95 từ Trung Quốc". Trong số đó, một công ty nhận được "những khẩu trang bụi và bị mốc".

Chad Bown cho biết, không tìm thấy bằng chứng về việc Trung Quốc đã cắt nguồn cung cấp hoặc chuyển hướng sang các đối tác khác như Italy - quốc gia cũng đang chịu ảnh hưởng nặng nề do dịch Covid-19.

Tuy nhiên, Trung Quốc vẫn là nguồn cung cấp thiết bị cá nhân hàng đầu tại thị trường Mỹ với 48% và 50% cho Liên minh châu Âu, theo tính toán của Bown.

"Khi bạn bắt đầu một cuộc chiến thương mại với một quốc gia mà bạn "đối kháng" trong khi bạn vẫn phụ thuộc vào họ vì một số điều nhất định, bạn đã tự mình gây khó cho bản thân", Bown nói.

Tổng thống Donald Trump đã tránh né việc đả kích Bắc Kinh để ca ngợi sự hợp tác với Chủ tịch Tập Cận Bình.

Trump, người đưa ra chính sách thuế quan đối với hàng tỉ USD hàng hóa Trung Quốc kể từ khi nhậm chức cho biết, các số liệu của Trung Quốc về sự bùng phát virus corona "dường như chỉ có ít sự thật".

Ông có vẻ đang xác nhận một báo cáo của Bloomberg dẫn lời tình báo Mỹ cho rằng Trung Quốc đã cố tình đưa ra con số nhiễm virus thấp hơn thực tế.

John Bolton, cựu cố vấn an ninh quốc gia của Trump, người đã phải đối mặt với những chỉ trích về việc phòng chống dịch Covid-19 tại Mỹ, hôm thứ Năm đã chỉ ra những cáo buộc không phù hợp. Những cáo buộc này kêu gọi Mỹ theo đuổi "các chính sách mới nhằm ngăn chặn sự phụ thuộc quá mức của Mỹ vào chuỗi cung ứng của Trung Quốc."

Tập trung vào dược phẩm

Yanzhong Huang, chuyên gia y tế toàn cầu tại Hội đồng Quan hệ đối ngoại và Đại học Seton Hall cho biết, sản xuất khẩu trang đã phát triển ở Trung Quốc vì những do giống như nhiều ngành xuất khẩu. Đó là loại hình sản xuất có công nghệ thấp và sử dụng nhiều lao động.

"Có thể thêm khía cạnh khác đó là Trung Quốc là thị trường của các loại hoạt chất dược phẩm", Huang nói.

Một phiên điều trần của Thượng viện Mỹ năm ngoái cho biết, hơn 80 % các thành phần chính trong thuốc ở Mỹ có nguồn gốc từ nước ngoài - chủ yếu ở Trung Quốc hoặc Ấn Độ. Đất nước 1.3 tỉ dân ngược lại lại có quan hệ khá tốt với Mỹ.

Huang dự kiến, sau cuộc khủng hoảng, Mỹ có thể sẽ chuyển sang rút ngắn hoặc đa dạng hóa chuỗi cung ứng cho các hoạt chất dược phẩm.

Nhưng ông cũng lưu ý, Mỹ thống trị rất nhiều loại thuốc quan trọng, bao gồm cả điều trị các bệnh không lây nhiễm, cũng là mối lo ngại đối với Trung Quốc.

Thượng nghị sĩ Tom Cotton đã đề xuất một lệnh cấm hoàn toàn đối với việc mua các loại hoạt chất dược phẩm từ Trung Quốc vào năm 2022.

Trong khi đó Bown, nhà kinh tế học cho rằng, các nước không nên nhắm đến việc tự cung cấp đủ nguồn cung cấp y tế mà nên tìm kiếm nguồn cung đa dạng và trên toàn cầu.

"Vấn đề là, với một đại dịch như thế này, không nơi nào trên thế giới an toàn về mặt địa ", Bown nói.

chọn
[LIVE] ĐHĐCĐ Fecon: Mục tiêu lãi 2.000 tỷ đến 2029, phát triển loạt bất động sản gần 2 tỷ USD
Định hướng kế hoạch trung hạn giai đoạn 2024 - 2029, Fecon đặt mục tiêu lãi sau thuế 5 năm lần lượt 60 - 144 - 307 - 343 - 508 - 684 tỷ đồng. Doanh nghiệp cũng cho biết đang nghiên cứu phát triển và triển khai đầu tư khoảng 11 dự án bất động sản với tổng giá trị gần 2 tỷ USD.