Phát hoảng với thân nhiệt bệnh nhân lên đến 41 độ C, nghi ngờ do nắng nóng | |
Nhiều trẻ bị biến chứng do mắc tay chân miệng |
Năm nay thời tiết diễn biến khá phức tạp, nắng nóng kéo dài và liên tục trong một quãng thời gian, nhiệt độ có lúc lên tới hơn 40 độ, độ ẩm không khí cao khiến hàng loạt trẻ em nhập viện.
Tại Hà Nội, theo thống kê của Bệnh viện Nhi Trung ương, trong thời gian này, mỗi ngày bệnh viện tiếp nhận khoảng từ 2.500-3.000 lượt bệnh nhân đến khám. Đặc biệt, trong những ngày nắng nóng đỉnh điểm, mỗi ngày khoa tiếp nhận hơn 100 ca cấp cứu.
PGS.TS Tạ Anh Tuấn – Trưởng khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Nhi Trung ương chia sẻ trên VTV, suy hô hấp, đuối nước, viêm não Nhật Bản là những bệnh trong mùa nắng nóng này. Khoa chúng tôi là nơi tiếp nhận bệnh nhân nặng nhất của viện, đến thời điểm này máy thở cũng quá tải.
Còn tại tỉnh Nghệ An, chỉ trong hai ngày 2-3/7, khoa Khám bệnh, bệnh viện Sản Nhi Nghệ An đã tiếp nhận 1.995 bệnh nhi đến khám. Hầu hết số trẻ đến khám đều mắc các bệnh liên quan tới thời tiết như sốt, phát ban, viêm da, thủy đậu, tay chân miệng, bệnh đường hô hấp hay tiêu chảy cấp. Trung bình mỗi ngày có hơn 1.000 bệnh nhân điều trị nội trú, tập trung tại các khoa Hô hấp, khoa Bệnh nhiệt đới, khoa Tiêu hóa...
Mỗi ngày Bệnh viện Nhi Nghệ An tiếp nhân hơn 1.000 bệnh nhi nhập viện điều trị vì thời tiết nắng nóng khắc nghiệt. (Ảnh: Vietnamnet) |
Hà Tĩnh là một trong những tỉnh miền Trung cũng chịu những ảnh hưởng của đợt nắng nóng gay gắt này. Tại TP Hà Tĩnh, khoảng một tuần qua, nắng nóng với nhiệt độ luôn ở mức từ 37-40 độ C đã khiến cuộc sống của người dân bị đảo lộn và số lượng trẻ nhập viện điều trị cũng gia tăng.
Tại Khoa Nhi, Bệnh viện Đa khoa Hà Tĩnh, vào những ngày cao điểm nắng nóng, có tới 100 bệnh nhi đến khám, trong đó có khoảng 20% phải nhập viện điều trị.
Chia sẻ trên Báo Thanh Niên, bác sĩ Lê Hữu Anh, Trưởng khoa Nhi – Bệnh viện Đa khoa Hà Tĩnh cho biết, thời gian gần đây, nhiệt độ và độ ẩm tăng cao ảnh hưởng đến sức khỏe của các cháu nhỏ. Trẻ nhập viện vào thời tiết nắng nóng như thế này là do những dịch bệnh mùa hè có xu thế tăng cao. Đặc biệt là bệnh đừng tiêu hóa, nhiễm trùng ngoài da, sốt xuất huyết.
Trước tình hình thời tiết diễn biến phức tạp, trẻ nhập viện ngày càng đông, Cục Quản lý Khám, Chữa bệnh (Bộ Y tế) đã đề nghị các cơ sở y tế theo dõi chặt chẽ diễn biến thời tiết. Đồng thời, bố trí đủ ghế ngồi, bổ sung quạt đảm bảo thoáng mát cho người bệnh trong thời gian chờ khám, cung cấp nước uống miễn phí cho bệnh nhân. Các cơ sở y tế tổ chức tiếp đón, nhanh chóng sàng lọc người bệnh cấp cứu để giảm tối đa thời gian chờ đợi của người bệnh. Đảm bảo bố trí đủ cơ số thuốc cấp cứu, giường bệnh, sẵn sàng phương tiện cấp cứu để xử lý kịp thời các trường hợp cấp cứu…
|
Thời tiết nắng nóng cũng khiến trẻ dễ mắc các bệnh truyền nhiễm bởi virus như tay chân miệng, viêm não... và các bệnh nhiễm khuẩn do vệ sinh không sạch sẽ. Vì vậy, các chuyên gia khuyến cáo trong thời tiết như hiện nay cha mẹ hạn chế cho trẻ ra ngoài và thực hiện các biện pháp phòng bệnh sau đây.
Khi thời tiết nắng nóng, các bậc phụ huynh cần quan tâm chăm sóc trẻ, không cho trẻ ra ngoài lúc nắng gay gắt. Tránh cho bé ở trong phòng điều hòa có nhiệt độ chênh lệch quá nhiều so với ngoài trời.
Không nên cho trẻ chơi, nghịch ngoài nắng gắt, nhất là vào buổi trưa, xế chiều. Khi trẻ chơi ra mồ hôi nhiều làm ướt áo quần thì cần thay cho trẻ, không để trẻ bị nhiễm lạnh gây viêm đường hô hấp.
Tạo thói quen vệ sinh cá nhân tốt cho trẻ như rửa tay sạch sẽ, đúng cách trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh và chơi đùa sẽ giúp trẻ loại bỏ hiệu quả những tác nhân gây bệnh nguy hiểm từ chính đôi bàn tay của mình.
Việc vệ sinh thân thể sạch sẽ giúp phòng tránh các bệnh mùa hè hiệu quả. (Ảnh: Gettymages) |
Cần cho trẻ uống đủ nước khi ở nhà hay đi học. Cho trẻ uống thêm nước cam vắt, nước chanh; hạn chế sử dụng các loại nước đóng chai, nhất là nước có gas; không nên cho trẻ uống nhiều nước đá hay ăn những thức ăn quá lạnh; Cho trẻ ăn uống đủ chất, đặc biệt chú trọng việc bổ sung các vi chất dinh dưỡng như kẽm, vitamin A.
Tuân thủ các nguyên tắc vệ sinh an toàn thực phẩm như ăn chín, uống chín. Không cho trẻ uống nước lã, nước chưa được đun sôi, không ăn trái cây chưa rửa sạch. Tránh ăn những thức ăn bán ngoài đường không được chế biến hợp vệ sinh. Vệ sinh sạch sẽ nơi chế biến, ăn chín uống sôi. Sử dụng các loại thực phẩm an toàn để phòng ngừa các rối loạn tiêu hóa, đường ruột.
Tăng cường diệt muỗi, diệt lăng quăng bằng mọi biện pháp giúp hạn chế muỗi phát triển. Cho trẻ ngủ màn, mặc quần áo dài tay.
Đưa trẻ đi tiêm phòng các loại vắc xin hiện có như uống ngừa tiêu chảy do rotavirus, tiêm ngừa viêm não Nhật Bản, tiêm ngừa viêm màng não mủ do não mô cầu, tiêm ngừa cúm...
Khi trẻ mắc bệnh cần tránh tiếp xúc chỗ đông người, đưa trẻ đi khám ở các cơ sở y tế gần nhất.
Triệu chứng mắc cúm A và cách phòng tránh cúm A ở trẻ nhỏ
Trước tình hình diễn biến cúm A khó lường như vậy, bố mẹ cần làm gì để phòng bệnh cúm A cho con. |
Mùa hè nắng nóng, cảnh giác bệnh viêm não Nhật Bản ở trẻ nhỏ
Bệnh viêm não Nhật Bản là một trong những bệnh nguy hiểm và gây tỉ lệ tử vong cao ở trẻ nhỏ hoặc gây ra những di ... |
5 'quy tắc vàng' giúp bé thoải mái ngồi điều hòa mà không lo ốm
Không ít phụ huynh lo ngại bé sẽ nhiễm bệnh khi ngồi phòng điều hòa vào mùa hè. Tuy nhiên, chỉ cần chú ý một ... |