Giá thép xây dựng hôm nay 12/10: Quay đầu giảm xuống mức 5.725 nhân dân tệ/tấn

Giá thép hôm nay trên Sàn giao dịch Thượng Hải giảm xuống mức 5.725 nhân dân tệ/tấn. Sản lượng thép thô của Nhật Bản trong quý IV của năm 2021 được dự báo sẽ tăng 9,6% so với một năm trước đó.

Giá thép xây dựng hôm nay giảm trở lại

Xem thêm: Giá thép xây dựng hôm nay 13/10

Giá thép xây dựng hôm nay giao tháng 1/2022 trên Sàn giao dịch Thượng Hải giảm 83 nhân dân tệ, ghi nhận mức 5.725 nhân dân tệ/tấn tại thời điểm khảo sát vào lúc 10h (giờ Việt Nam).

Tên loại

Kỳ hạn

Ngày 12/10

Chênh lệch so với ngày hôm qua

Giá thép

Giao tháng 1/2022

5.725

-83

Giá đồng

Giao tháng 11/2021

70.120

+560

Giá kẽm

Giao tháng 11/2021

23.615

+420

Giá niken

Giao tháng 11/2021

144.670

-410

Giá bạc

Giao tháng 12/2021

4.825

-45

Bảng giá giao dịch tương lai của một số kim loại trên sàn Thượng Hải (Đơn vị: nhân dân tệ/tấn). Tổng hợp: Thảo Vy

Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp (METI) cho biết, sản lượng thép thô của Nhật Bản trong quý IV của năm 2021 được dự báo sẽ tăng 9,6% so với một năm trước đó và tăng 0,8% so với quý III, đánh dấu quý thứ ba liên tiếp ghi nhận mức tăng.

Giá thép xây dựng hôm nay 12/10: Quay đầu giảm xuống mức 5.725 nhân dân tệ/tấn - Ảnh 2.

Biểu đồ quặng sắt tại sàn giao dịch Thượng Hải (Nguồn: Shfe)

Cơ quan này ước tính, sản lượng thép thô trong giai đoạn tháng 10 - 12 sẽ ở mức 24,11 triệu tấn, tăng so với mức 21,99 triệu tấn của một năm trước đó, phản ánh sự gia tăng nhu cầu trong các lĩnh vực như sản xuất ô tô và máy móc công nghiệp.

Tương tự, nhu cầu đối với các sản phẩm thép, bao gồm cả những sản phẩm xuất khẩu, được dự báo sẽ tăng 6,7% lên 21,84 triệu tấn trong quý cuối cùng của năm nay so với cùng kỳ năm ngoái.

Bộ cho biết, xuất khẩu được dự báo sẽ tăng 16,9% lên 7,11 triệu tấn. Tuy nhiên, nó cảnh báo về nguy cơ suy thoái gia tăng do tác động của đại dịch COVID-19 lên chuỗi cung ứng.

Giá thép xây dựng hôm nay 12/10: Quay đầu giảm xuống mức 5.725 nhân dân tệ/tấn - Ảnh 3.

Ảnh: Steel Times International

Sản lượng công nghiệp của Nhật Bản đã giảm tháng thứ hai liên tiếp trong tháng 8 do COVID-19 bùng phát ở những nơi khác ở châu Á, làm gián đoạn chuỗi cung ứng khiến các nhà sản xuất ô tô vốn đối mặt với khó khăn do tình trạng thiếu chip kéo dài.

Các nhà sản xuất ô tô lớn của Nhật Bản, bao gồm Toyota Motor Corp, Nissan Motor Co và Honda Motor Co, đã phải cắt giảm sản lượng từ cuối tháng 8 do tình trạng thiếu linh kiện và có thể kéo dài sang hết tháng 10, theo Reuters.

Xem thêm: Giá sắt thép

chọn
[LIVE] ĐHĐCĐ Fecon: Mục tiêu lãi 2.000 tỷ đến 2029, phát triển loạt bất động sản gần 2 tỷ USD
Định hướng kế hoạch trung hạn giai đoạn 2024 - 2029, Fecon đặt mục tiêu lãi sau thuế 5 năm lần lượt 60 - 144 - 307 - 343 - 508 - 684 tỷ đồng. Doanh nghiệp cũng cho biết đang nghiên cứu phát triển và triển khai đầu tư khoảng 11 dự án bất động sản với tổng giá trị gần 2 tỷ USD.