Trong tuần qua, giá vàng trong nước biến động liên tục. Mức điều chỉnh từ 50.000 đồng/lượng đến 400.000 đồng/lượng.
Trong phiên giao dịch đầu tuần sáng thứ Hai ngày 4/4, giá vàng giảm không quá 100.000 đồng/lượng tại một số các cửa hàng kinh doanh trên cả nước.
Vào sáng ngày 5/4, giá vàng vừa đi ngang vừa tăng từ 50.000 đồng/lượng đến 100.000 đồng/lượng. Trong phiên giao dịch ngày 6/4, giá vàng SJC giảm trở lại không quá 100.000 đồng/lượng.
Vàng miếng SJC tăng giảm trái chiều 50.000 - 100.000 đồng/lượng trong phiên giao dịch hôm thứ Năm (7/4). Đến phiên giao dịch ngày 8/4, giá vàng tăng trở lại từ 50.000 đồng/lượng đến 100.000 đồng/lượng.
Trong phiên giao dịch ngày thứ Bảy (9/4), thị trường bật tăng 50.000 - 400.000 đồng/lượng tại các cửa hàng kinh doanh vàng bạc đá quý trên cả nước.
Hiện tại, giá trần mua vào của vàng SJC đạt mốc 68,65 triệu đồng/lượng và giá trần bán ra có ngưỡng 69,42 triệu đồng/lượng.
Các loại vàng nữ trang khác trong sáng nay, giá vàng 24K, vàng tây 18K và vàng 14K đi ngang cho cả hai chiều mua và bán.
Giá vàng tăng cao hơn vào hôm thứ Hai (4/4) khi triển vọng của các biện pháp trừng phạt hơn nữa đối với Nga vì cuộc xâm lược vào Ukraine đã đánh bật thị trường chứng khoán và làm giảm sự thèm muốn rủi ro, mặc dù lợi suất kho bạc Mỹ tăng và đồng USD mạnh hơn.
Ông Carlo Alberto De Casa, Nhà phân tích thị trường tại Kinesis cho biết: "Chúng tôi không thấy bất kỳ tiến triển nào trong các cuộc đàm phán hòa bình giữa Nga và Ukraine, vì vậy chúng tôi đã thấy một lợi nhuận khiêm tốn của kịch bản rủi ro đang hỗ trợ vàng”.
Vào phiên giao dịch hôm thứ Ba (5/4), giá vàng trượt giá khi lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ cao hơn và kỳ vọng tích cực về sự tăng vọt của lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã làm mờ đi sức hấp dẫn của vàng không sinh lời.
Giá vàng đã giảm vào hôm thứ Tư (6/4) khi đồng USD mạnh hơn và triển vọng về việc Fed có thể tăng lãi suất và vàng không sinh lời ở gần mức thấp nhất trong một tuần.
Giá vàng chạm mức thấp nhất kể từ ngày 29/3, một động thái diễn ra một ngày sau khi bình luận của bà Lael Brainard, Thống đốc Fed củng cố kỳ vọng vào hành động tích cực của Ngân hàng Trung ương Mỹ để chế ngự lạm phát.
Đến hôm thứ Năm (7/4), giá vàng tăng trở lại do lo lắng lạm phát gia tăng do chiến tranh giữa Nga và Ukraine và ngày càng gia tăng các lệnh trừng phạt đối với Nga đã làm lu mờ áp lực từ lập trường chính sách tích cực của Fed.
Giá vàng giảm vào hôm thứ Sáu (8/4) do kỳ vọng về việc Mỹ tăng lãi suất mạnh mẽ và lo lắng về lạm phát tăng cao và sự suy thoái của nền kinh tế do cuộc khủng hoảng tại Ukraine.
Ông Ricardo Evangelista, Nhà phân tích cấp cao của ActivTrades cho biết: “Một bên là chúng tôi có những rủi ro địa chính trị do chiến tranh ở Ukraine và lạm phát gia tăng hỗ trợ kim loại quý, chúng tôi có lập trường diều hâu ngày càng tăng của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed)”.
Vàng rất nhạy cảm với việc tăng lãi suất và lợi suất trái phiếu kho bạc của Mỹ, làm tăng chi phí cơ hội của việc nắm giữ vàng không sinh lời, đồng thời thúc đẩy đồng bạc xanh được dùng để định giá vàng.
Kinh doanh 07:06 | 30/08/2024
Kinh doanh 07:26 | 29/08/2024
Kinh doanh 07:17 | 28/08/2024
Kinh doanh 07:25 | 27/08/2024
Kinh doanh 07:11 | 26/08/2024
Kinh doanh 09:07 | 25/08/2024
Kinh doanh 08:28 | 24/08/2024
Kinh doanh 07:46 | 23/08/2024