Giá vàng hôm nay 10/7: Vàng SJC giảm 200.000 đồng/lượng trong tuần qua

Tuần qua từ 4/7 - 9/7, giá vàng trong nước liên tục tăng giảm trái chiều không quá 500.000 đồng/lượng. Trên thị trường thế giới, giá vàng cũng biến động trái chiều khi trọng tâm chuyển sang bảng lương phi nông nghiệp của Mỹ có thể ảnh hưởng đến kỳ vọng tăng lãi suất.

Diễn biến giá vàng trong nước 7 ngày qua

Xem thêm: Giá vàng hôm nay 11/7

Trong tuần qua, giá vàng trong nước liên tục tăng giảm. Mức điều chỉnh từ 50.000 đồng/lượng đến 500.000 đồng/lượng.

Trong phiên giao dịch đầu tuần sáng thứ Hai ngày 4/7, các cửa hàng kinh doanh vàng bạc đá quý trên cả nước tăng không quá 100.000 đồng/lượng.

Vào sáng ngày 5/7, giá vàng SJC giảm nhẹ 50.000 đồng/lượng tại doanh nghiệp Phú Quý và Tập đoàn Doji. Trong phiên giao dịch ngày 6/7, vàng SJC điều chỉnh giảm từ 200.000 đồng/lượng đến 500.000 đồng/lượng tại các hệ thống cửa hàng trên cả nước.

Vàng miếng SJC tiếp tục giảm thêm không quá 300.000 đồng/lượng trong phiên giao dịch hôm thứ Năm (7/7). Đến phiên giao dịch ngày 8/7, giá vàng tăng giảm không quá 100.000 đồng/lượng tại các hệ thống kinh doanh.

Trong phiên giao dịch ngày thứ Bảy (9/7), vàng SJC tăng nhẹ 50.000 đồng/lượng ở chiều mua tại doanh nghiệp Phú Quý.

Hiện tại, giá trần mua vào của vàng SJC đạt mốc 68 triệu đồng/lượng và giá trần bán ra có ngưỡng 68,62 triệu đồng/lượng.

Các loại vàng nữ trang khác trong sáng nay, giá vàng 24K, vàng tây 18K và vàng 14K đi ngang cho cả hai chiều mua và bán.

 Biến động giá vàng SJC trong tuần qua. Đơn vị: 1.000 đồng/lượng. Nguồn: Doji.vn

Giá vàng thế giới trong 7 ngày qua

Giá vàng giảm vào hôm thứ Hai (4/7) khi triển vọng về lãi suất cao hơn làm giảm sức hấp dẫn đối với tài sản không sinh lời, nhưng đồng USD mềm hơn đã giúp vàng thỏi duy trì trên mức hỗ trợ 1.800 USD/ounce.

Ông Han Tan, Nhà phân tích thị trường trưởng tại Exinity cho biết: “Những con bò đực đang mắc kẹt trong vũng lầy của các hành động chính sách tích cực của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), khi triển vọng lãi suất cao hơn của Mỹ làm xói mòn sự hỗ trợ đối với kim loại quý này”.

Vào hôm thứ Ba (5/7), giá vàng tiếp tục giảm khi bị áp lực bởi kỳ vọng tăng lãi suất và đồng USD mạnh hơn, nhưng lo ngại suy thoái ngày càng gia tăng đã giữ cho vàng thỏi trú ẩn an toàn gần mức hỗ trợ quan trọng là 1.800 USD/ounce.

Đến hôm thứ Tư (6/7), giá vàng đã phục hồi nhẹ khi một số nhà đầu tư sử dụng cách săn lùng món hời sau khi giảm hơn 2% trong phiên trước, trong khi tâm điểm cũng là biên bản cuộc họp chính sách tiền tệ cuối cùng của Fed.

Bà Rhona O'Connell, Nhà phân tích của StoneX cho biết, giá vàng đang chứng kiến ​​sự điều chỉnh từ các điều kiện bán quá mức, có những dấu hiệu của việc săn giá rẻ dưới mức 1.800 USD/ounce, nhưng nó có thể phải vật lộn để phục hồi trong thời gian tới trừ khi động lực đã biến mất khỏi đồng USD.

Vàng tăng giá vào hôm thứ Năm (7/7) khi đồng USD giảm nhẹ và một số nhà đầu tư đã kiếm được món hời sau hai phiên thua lỗ nặng khiến giá lao dốc xuống dưới mức quan trọng là 1.800 USD/ounce.

Giá vàng đã giảm hơn 300 USD/ounce kể từ khi Fed bắt đầu tăng lãi suất vào tháng 3/2022 để kiềm chế lạm phát bất thường, làm tăng chi phí cơ hội của việc nắm giữ vàng thỏi không sinh lời.

Vào hôm thứ Sáu (8/7), giá vàng ổn định nhưng đã có tuần giảm thứ 4 liên tiếp, khi đồng USD tiếp tục đà tăng trong khi trọng tâm chuyển sang bảng lương phi nông nghiệp của Mỹ có thể ảnh hưởng đến kỳ vọng tăng lãi suất.

Trong tuần này, vàng thỏi đã mất gần 4%, đây sẽ là mức tồi tệ nhất kể từ giữa tháng 6/2021.

Ông Michael Hewson, Trưởng bộ phận thị trường tại CMC Markets UK cho biết, về mặt kỹ thuật, việc vàng phá vỡ dưới mức 1.760 USD/ounce có thể báo hiệu một sự trượt dài hơn nữa xuống còn 1.720 USD/ounce và có khả năng là mức thấp nhất năm 2021 gần 1.680 USD/ounce.

chọn
Keangnam Landmark 72 sắp đổi chủ?
Tập đoàn AON plc - chủ tòa nhà Landmark 72 và tòa tháp đôi Keangam đang muốn bán toàn bộ cổ phần tại khu phức hợp này với giá hơn 1.000 tỷ won.