Giá vàng hôm nay ngày 2/7 tăng nhẹ không quá 50.000 đồng/lượng tại một số hệ thống cửa hàng được khảo sát vào lúc 8h40.
Trong đó, tại Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn, vàng SJC tăng 50.000 đồng/lượng cho cả hai chiều giao dịch.
Doanh nghiệp Phú Quý niêm yết giá mua đứng yên còn giá bán tăng 30.000 đồng/lượng so với giá chốt phiên ngày hôm qua.
Trong khi đó, Tập đoàn Doji và hệ thống PNJ không ghi nhận thay đổi mới về giá vàng SJC trong sáng nay.
Tại phiên giao dịch hôm nay, giá trần mua vào của vàng miếng SJC ở mốc 68,2 triệu đồng/lượng và giá trần bán ra của vàng miếng SJC ở ngưỡng 68,82 triệu đồng/lượng.
Vàng nữ trang SJC vào sáng nay, giá vàng 24K, vàng nữ trang SJC loại 18K và loại 14K đồng loạt đi ngang theo hai chiều mua vào và bán ra.
Giá vàng SJC |
Ngày 2/7/2022 |
Thay đổi (nghìn đồng/lượng) |
|||
Mua vào (triệu đồng/lượng) |
Bán ra (triệu đồng/lượng) |
Mua vào |
Bán ra |
||
Vàng miếng |
SJC chi nhánh Hà Nội |
68,20 |
68,82 |
+50 |
+50 |
SJC chi nhánh Sài Gòn |
68,20 |
68,80 |
+50 |
+50 |
|
Tập đoàn Doji |
68,10 |
68,70 |
- |
- |
|
Tập đoàn Phú Quý |
68,15 |
68,75 |
- |
+30 |
|
PNJ chi nhánh Hà Nội |
68,10 |
68,70 |
- |
- |
|
PNJ chi nhánh Sài Gòn |
68,10 |
68,70 |
- |
- |
|
Vàng nữ trang |
99,99% (vàng 24K) |
53,10 |
53,80 |
- |
- |
75% (vàng 18K) |
38,50 |
40,50 |
- |
- |
|
58,3% (vàng 14K) |
29,52 |
31,52 |
- |
- |
Vàng SJC tại một số hệ thống cửa hàng được khảo sát vào lúc 8h40. (Tổng hợp: Thanh Hạ)
Trong phiên giao dịch sáng ngày 2/7, giá vàng giao ngay ổn định ở 1.813 USD/ounce vào lúc 6h20 (giờ Việt Nam), theo Kitco. Trong khi giá vàng giao tháng 8/2022 tăng 0,31% lên 1.812 USD/ounce.
Giá vàng giảm vào hôm thứ Sáu (1/7) trên đường xuống mức giảm thứ ba liên tiếp trong tuần do đồng USD vững chắc và lãi suất tăng đã làm giảm sức hấp dẫn của các nhà đầu tư đối với tài sản không sinh lời, trong khi việc Ấn Độ tăng thuế nhập khẩu đối với vàng miếng cũng làm giảm triển vọng nhu cầu của nước này.
Bà Chris Gaffney, Chủ tịch thị trường thế giới tại Ngân hàng TIAA cho biết: “Đồng USD là nhân tố lớn nhất gây áp lực lên vàng, với bức tranh lớn hơn là lãi suất tăng”.
Các nhà đầu tư dường như cũng thích sự an toàn của đồng USD trong bối cảnh lo ngại suy thoái gia tăng vào hôm thứ Sáu (1/7), với việc đồng tiền này tăng giá cũng khiến vàng trở nên đắt đỏ hơn đối với người mua ở nước ngoài.
Chính sách tiền tệ diều hâu của các ngân hàng trung ương hàng đầu đã đẩy vàng, vốn không chịu lãi suất, đến quý tồi tệ nhất trong hơn một năm qua.
Trong khi đó, Ấn Độ - quốc gia tiêu thụ vàng miếng lớn thứ hai thế giới, đã tăng thuế nhập khẩu cơ bản đối với vàng từ 7,5% lên 12,5% trong một nỗ lực nhằm giảm thâm hụt thương mại.
Ông Ajay Kedia, Giám đốc Kedia Commodities ở Mumbai cho biết, điều này sẽ ngay lập tức ảnh hưởng đến nhu cầu, mặc dù quý III thường chứng kiến lượng mua vật chất mạnh mẽ giữa các lễ hội.
Các đại lý vàng vật chất ở Ấn Độ đã giảm giá mạnh trong tuần này do nhu cầu vẫn yếu, với việc tăng thuế có khả năng làm giảm thêm lãi suất.
Bà Gaffney của TIAA cho biết, một số khách hàng bán lẻ của Mỹ cũng đang “thắt lưng buộc bụng” đặt câu hỏi về triển vọng tăng trưởng và lạm phát chung.
Lạm phát khu vực đồng Euro đạt mức cao kỷ lục khác vào tháng 6/2022, củng cố trường hợp tăng lãi suất nhanh chóng của ECB bắt đầu từ tháng này.
Đối với các kim loại quý khác, giá bạc giao ngay giảm 2,7% xuống 19,70 USD/ounce và đã giảm khoảng 6,7% trong tuần này, mức giảm hàng tuần lớn nhất kể từ tháng 1/2022, theo Reuters.
Giá bạch kim giao ngay giảm 2,1% xuống 875,50 USD/ounce và đối mặt với mức giảm hàng tuần thứ 4 liên tiếp. Giá palladium tăng 0,7% lên 1.950 USD/ounce, tăng khoảng 3,2% trong tuần này.
Kinh doanh 07:06 | 30/08/2024
Kinh doanh 07:26 | 29/08/2024
Kinh doanh 07:17 | 28/08/2024
Kinh doanh 07:25 | 27/08/2024
Kinh doanh 07:11 | 26/08/2024
Kinh doanh 09:07 | 25/08/2024
Kinh doanh 08:28 | 24/08/2024
Kinh doanh 07:46 | 23/08/2024