Grab: VinaSun không có cơ sở khi đòi bồi thường 41 tỉ đồng

Liên quan tới vụ VinaSun kiện đòi GrabTaxi bồi thường 41 tỉ đồng, đại diện Grab cho rằng không thực hiện hành vi khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh hoặc khuyến mại trái pháp luật, ngoài ra cách tính toán thiệt hại của Vinasun do công ty Cửu Long thực hiện có những sai sót nghiêm trọng.
 

Cụ thể vào ngày 17/10, Toà án Nhân dân TP HCM đưa vụ kiện Công ty cổ phần Ánh Dương Việt Nam (Vinasun) yêu cầu Công ty TNHH GrabTaxi Việt Nam (Grab) “bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng” ra xét xử.

Đây là phiên xét xử lần thứ 4 của phiên toà sơ thẩm, sau một lần tạm ngừng ngày 7/2/2018, một lần tạm đình chỉ ngày 7/3/2018 và một lần hoãn phiên toà ngày 24/9/2018.

Theo đại diện của hãng taxi Vinasun, từ khi Grab ra đời đã có những phương thức cạnh tranh không lành mạnh, phá giá,... khiến hàng loạt hãng taxi truyền thống, trong đó có Vinasun bị thiệt hại nặng nề.

Tuy nhiên tại phiên tòa, luật sư của Grab yêu cầu hoãn phiên tòa vì người giám định vắng mặt nên không thể làm rõ ràng kết quả trưng cầu giám định.

grab vinasun khong co co so khi doi boi thuong 41 ti dong
CEO của Grab (áo đen) tại tòa. (Ảnh: Zing).

Luật sư cho biết, nhằm làm sáng tỏ, rõ ràng những vấn đề liên quan đến kết quả giám định của công ty giám định (công ty Cửu Long) thì nhất thiết phải triệu tập đại diện công ty đến tòa.

Bên cạnh đó, luật sư của Grab cho hay, hợp đồng hợp tác kinh doanh giữa Grab và đối tác cần được bảo mật vì đó là bí mật kinh doanh, không được cung cấp cho bên thứ ba.

Về phía đại diện Viện kiểm sát cho rằng quyền quyết định hoãn hay không là do hội đồng xét xử, trong hồ sơ đã có đầy đủ kết quả giám định nên không ảnh hưởng đến việc tranh tụng.

Sau khi tạm dừng để hội ý, Hội đồng xét xử (HĐXX) đã không chấp nhận yêu cầu phải giữ bí mật kinh doanh của Grab bởi vì Vinasun khiếu nại và đã được giải quyết, được sao chụp hồ sơ.

Đồng thời, HĐXX cũng bác đề nghị hoãn phiên tòa để triệu tập giám định viên vì nếu xét thấy giám định không có căn cứ thì sẽ xử lý theo quy định của pháp luật.

Tại phiên tòa, Vinasun tiếp tục khẳng định GrabTaxi vi phạm quyết định 24 của Bộ Giao thông vận tải, Thông tư và Nghị định của Chính phủ.

Cụ thể, GrabTaxi chỉ tham gia kinh doanh phần mềm ứng dụng, không kinh doanh dịch vụ. Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động, GrabTaxi đã định giá cước, thu tiền, điều chỉnh giá cao điểm….

Cũng theo Vinasun, việc làm của Grab đã gây thiệt hại nặng nề cho Vinasun nên Vinasun khởi kiện yêu cầu Grab phải bồi thường cho mình hơn 41 tỉ đồng.

Trước quan điểm của Vinasun, đại diện phía Grab cho rằng việc Grab có vi phạm Quyết định 24 của hay không là do phía cơ quan chức năng đánh giá. Grab là công ty cung cấp công nghệ để kết nối giữa các công ty vận tải với tài xế và hành khách.

"Quyết định 24 là quyết định mở cho các công ty cung cấp công nghệ để kết nối ở một ngành nghề nào đó. Chính Vinasun cũng được tham gia đề án thí điểm và đó hoàn toàn là công bằng. Chưa bao giờ có chuyện một công ty đi kiện một công ty khác khi công ty mình không áp dụng được công nghệ", đại diện Grab cho hay.

Về số tiền thiệt hại mà Vinasun cho rằng do Grab gây ra, đại diện Grab cho rằng cách tính toán thiệt hại của Vinasun do công ty Cửu Long thực hiện có những sai sót nghiêm trọng.

Một doanh nghiệp kinh doanh taxi có hơn 6.500 xe mà theo báo cáo của công ty Cửu Long trong năm 2016 chỉ có trung bình hai xe nằm bãi không kinh doanh mỗi ngày thì không thể bị thiệt hại do hoạt động của Grab gây ra.

Giá trị vốn hóa thị trường của doanh nghiệp, tức là giá của một cổ phần nhân cho tổng số cổ phần, không thể là cơ sở để tính thiệt hại của Vinasun khi công ty Cửu Long không xác định được quan hệ nhân quả giữa hoạt động kinh doanh của Vinasun và giá cổ phần của Grab.

Phía Grab cũng cho biết: "Ngay cả dựa vào Báo cáo giám định của Cửu Long thì nguyên nhân chính mà khách hàng rời bỏ VinaSun để chuyển sang sử dụng dịch vụ của Grab là do cước phí của các xe sử dụng công nghệ của Grab rẻ hơn cước phí của Vinasun".

Sau đó, đại diện Vinasun cho rằng, luận cứ của Grab là nhận thức sai lầm về hệ thống pháp luật, tổ chức của bộ máy Việt Nam. Cơ sở khởi kiện của Vinasun là hoàn toàn đúng pháp luật. Vinasun khởi kiện về giá khuyến mại trong kinh doanh chứ không khởi kiện Quyết định 24.

Grab với trụ sở chính đặt tại Singapore và là một đơn vị sử dụng công nghệ để hỗ trợ kết nối hoạt động vận tải hành khách.

Ứng dụng kết nối điện tử này đã được sử dụng để kết nối hoạt động vận tải trên địa bàn 168 thành phố thuộc 8 quốc gia Đông Nam Á, bao gồm Singapore, Malaysia, Indonesia, Myanma, Campuchia, Thái Lan, Philippines và Việt Nam.

grab vinasun khong co co so khi doi boi thuong 41 ti dong 'Coi Grab là taxi sẽ kìm hãm phát triển công nghệ là bao biện, rất vô lí'

Ông Nguyễn Công Hùng - Phó chủ tịch Hiệp hội Vận tải ôtô Việt Nam kiêm Chủ tịch Hiệp hội Taxi Hà Nội đã nêu ...

grab vinasun khong co co so khi doi boi thuong 41 ti dong Vinasun khởi kiện Grab về khuyến mại?

Tại toà, Vinasun cho biết, đơn vị này khởi kiện Grab về khuyến mại trong kinh doanh chứ không khởi kiện Quyết định 24.

grab vinasun khong co co so khi doi boi thuong 41 ti dong Vinasun và Grab tiếp tục ‘đối đầu’ vào ngày mai

Theo kế hoạch, sáng mai (17/10), TAND TP HCM sẽ mở phiên toà xét xử vụ kiện dân sự “Tranh chấp bồi thường thiệt hại ...

grab vinasun khong co co so khi doi boi thuong 41 ti dong Các hãng taxi đã thay đổi thế nào khi Grab vào Việt Nam?

Sự xuất hiện của hãng Grab với nhiều tính năng mới đã khiến các hãng taxi phải thay đổi và cải thiện nhiều về dịch ...

grab vinasun khong co co so khi doi boi thuong 41 ti dong Grab chuẩn bị nhận gói đầu tư trị giá 500 triệu USD từ Softbank

Ứng dụng gọi xe Grab gần đạt được gói đầu tư trị giá 500 triệu USD từ tập đoàn viễn thông Nhật Bản Softbank.

chọn
Địa phương được dự báo là 'thủ phủ công nghiệp' mới ở phía nam vừa hút hơn 1,5 tỷ USD vốn ngoại sau một quý
Quý I/2024, Bà Rịa - Vũng Tàu đã thu hút 13 dự án FDI với tổng vốn đầu thu thu hút hơn 1,56 tỷ USD và 10 dự án trong nước với tổng đầu tư thu hút gần 25.000 tỷ đồng.