GS Nguyễn Minh Thuyết: Bỏ điểm sàn cũng không sợ

GS. Nguyễn Minh Thuyết cho rằng đã đến lúc phải bỏ điểm sàn và có bỏ cũng không sợ.
 
gs nguyen minh thuyet bo diem san cung khong so
Theo dự kiến từ năm 2017, Bộ GD&ĐT sẽ bỏ điểm sàn. GS. Nguyễn Minh Thuyết cho rằng đã đến lúc phải bỏ điểm sàn và có bỏ cũng không sợ. Ảnh: Đoàn Lê

Bỏ điểm sàn là tất yếu?

Ngày 16/12, Bộ GD&ĐT đã ban hành dự thảo Quy chế tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2017. Theo dự kiến, Bộ sẽ bỏ ngưỡng bảo đảm chất lượng đầu vào (điểm sàn) như mọi năm.

Trao đổi với PV, GS. Nguyễn Minh Thuyết, nguyên Phó chủ nhiệm Uỷ ban Văn hóa Giáo dục Thanh thiếu niên & Nhi đồng Quốc hội cho rằng việc bỏ điểm sàn có thể khiến nhiều người lo lắng về chất lược giáo dục đại học. "Tuy nhiên, tôi cho rằng đã đến lúc phải bỏ điểm sàn", GS Thuyết nói.

Lý giải về quan điểm trên, GS Nguyễn Minh Thuyết cho rằng vài năm gần đây Bộ GD&ĐT đã cho phép một số trường tuyển sinh dựa vào kết quả học tập THPT. Do đó, nếu những trường này chỉ dựa vào kết quả THPT thì điểm sàn không còn là điều kiện tuyển sinh nữa và việc bỏ là tất yếu.

"Theo tôi, đầu vào tuyển sinh quan trọng nhưng không quan trọng bằng quá trình đào tạo và sàng lọc trong quá trình đó. Nếu các trường thực hiện tốt việc sàng lọc thì đầu vào cũng không quá quan trọng. Đơn cử như nhiều trường đại học danh tiếng ở nước ngoài vẫn tuyển sinh theo kiểu ghi danh vào nhưng quá trình sàng lọc nghiêm khắc sẽ đảm bảo chất lượng", GS Thuyết chia sẻ.

Ngoài ra, GS Nguyễn Minh Thuyết cũng nhận định rằng không phải cứ điểm tuyển sinh thấp thì thí sinh sẽ vào trường vì gần đây các thì sinh đã có sự lựa chọn trường, ngành học dễ kiếm việc làm chứ không vào ĐH bằng bất kỳ giá nào. "Vì vậy, bỏ điểm sàn cũng không sợ", GS Thuyết khẳng định.

gs nguyen minh thuyet bo diem san cung khong so
Điểm sàn được áp dụng từ năm 2004. Đây là mức điểm tối thiểu để các trường nhận hồ sơ xét tuyển của thí sinh. Ảnh: Đoàn Lê

Bộ GD&ĐT nói gì?

Chiều 16/12, trao đổi với PV, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Bùi Văn Ga cho biết dự kiến bỏ điểm sàn là nhằm thực hiện quyền tự chủ của các trường. Điều này giúp các trường dựa vào đặc thù của mình để đưa ra điều kiện đầu vào tương ứng và theo cách riêng.

Thứ trưởng Ga cũng nhận định, điểm sàn chung cho các trường đã không còn phù hợp với xu thế đào tạo khi các ngành nghề đa dạng hơn. Do đó, Bộ dự kiến bỏ điểm sàn và chỉ quy định thí sinh phải tốt nghiệp THPT. Các trường sẽ quy định điều kiện đủ để tuyển sinh.

Trong dự thảo Quy chế thi ĐH, CĐ 2017, Bộ GD&ĐT chỉ tập trung xây dựng Cổng Thông tin tuyển sinh để hỗ trợ thí sinh và các trường trong công tác tuyển sinh gồm: Chỉ đạo điều hành công tác tuyển sinh; cơ sở dữ liệu về kết quả kỳ thi THPT quốc gia; đề án tuyển sinh/ điều kiện tuyển sinh của các trường; hệ thống nhập dữ liệu thống kê nguyện vọng của thí sinh...

Điểm sàn được áp dụng từ năm 2004. Đây là mức điểm tối thiểu để các trường nhận hồ sơ xét tuyển của thí sinh. Năm 2016, mức điểm sàn xét tuyển ĐH được Bộ đưa ra là là 15 điểm cho tất cả các khối A, A1, B, C, D; không có mức sàn cho cao đẳng. Năm 2015, điểm sàn ĐH là 15 điểm và CĐ là 12 điểm.

Dự thảo Quy chế tuyển sinh ĐH, CĐ 2017 mà Bộ GD&ĐT vừa công bố có nhiều điểm mới như bỏ ngưỡng chất lượng đầu vào với đại học, thí sinh được xét tuyển nhiều nguyện vọng, nhiều trường... Bộ GD&ĐT để các trường chủ động hoàn toàn trong công tác tuyển sinh.
chọn
Bà Rịa - Vũng Tàu dự kiến khởi công đường nối cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu đến đường ven biển vào cuối năm
Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu dự kiến xây dựng đường nối vào cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu, đoạn từ QL 56 đến nút giao Vũng Vằn và đoạn từ nút giao Vũng Vằn đến đường ven biển vào cuối năm nay.