Qua khảo sát, Ban IV nhận định dịch tác động rất nghiêm trọng đến tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp. Nếu dịch kéo dài tới 6 tháng, tỉ lệ doanh nghiệp có doanh thu bị giảm hơn một nửa chiếm hơn 60%.
Đáng chú ý, báo cáo cho biết nếu dịch Covid-19 kéo dài 6 tháng thì gần 74% số doanh nghiệp trả lời có nguy cơ phá sản do doanh thu không thể bù đắp chi phí hoạt động, chi lương cho người lao động, chi trả tiền lãi vay ngân hàng, chi phí thuê mặt bằng cho hoạt động sản xuất kinh doanh cùng các chi phí khác.
Các doanh nghiệp dệt may và da giày cho biết nguyên phụ liệu chủ yếu nhập khẩu từ Trung Quốc, đa số doanh nghiệp chỉ dự trữ nguyên liệu tới đầu tháng 3/2020, một số có thể đến đầu tháng 4/2020.
Ngành chế biến gỗ, sản xuất giường tủ, bàn ghế chịu ảnh hưởng của thị trường xuất khẩu do hoạt động thương mại với Trung Quốc bị hạn chế. Cũng theo báo cáo của Cục Công nghiệp, Trung Quốc là thị trường tiêu thụ 60-70% tổng lượng dăm của Việt Nam xuất khẩu đi, 67% tổng số giấy xuất khẩu. Ban IV nhận định khả năng các doanh nghiệp này tạm ngừng sản xuất là rất lớn, có thể ảnh hưởng đến nhiều triệu lao động, chứ không chỉ riêng thiệt hại của doanh nghiệp.
Để chống chọi với dịch Covid-19 và duy trì tình hình kinh doanh, giải pháp trước mắt mà nhiều doanh nghiệp thực hiện là cắt giảm lao động, gần 39% số doanh nghiệp được hỏi áp dụng biện pháp trên.
"Điều này có thể giúp doanh nghiệp ứng phó với dịch bệnh, giúp doanh nghiệp cắt giảm phần nào chi phí lao động nhưng lại để lại hậu quả nghiêm trọng cho nền kinh tế là có thể có hàng trăm nghìn người mất việc làm, gây bất ổn trong xã hội", Ban IV nhận định.
Bên cạnh đó, gần 21% doanh nghiệp cho biết họ đang sử dụng biện pháp cắt giảm chi phí sản xuất nhưng các doanh nghiệp cũng chia sẻ là rất khó để cắt giảm chi phí nguyên liệu đầu vào do nguồn cung từ Trung Quốc bị hạn chế, các nguồn cung thay thế lại không dễ dàng để tìm ra ngay. Gần 4% số doanh nghiệp trả lời khảo sát cho biết, họ đã thực hiện biện pháp tạm dừng kinh doanh và cũng gần 4% số doanh nghiệp cho lao động nghỉ không lương.
Một số liệu đáng chú ý là 19% số doanh nghiệp trả lời khảo sát nhanh hiện chưa có giải pháp gì để ứng phó với những ảnh hưởng tiêu cực của dịch bệnh.
"Sự bị động của các doanh nghiệp phần nào phản ánh năng lực còn hạn chế của khối doanh nghiệp nhỏ và vừa và cũng là chỉ số cảnh báo sớm cho các khủng hoảng có thế xảy ra sau dịch", Ban IV nhận định.
Trước tình hình hiện nay, các doanh nghiệp kiến nghị Chính phủ giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế VAT, các loại thuế khác và cho phép miễn lãi suất đối việc nộp chậm thuế, đồng thời cho phép miễn đóng bảo hiểm xã hội trong thời gian dịch bệnh.
Đồng thời, hỗ trợ vốn vay ưu đãi với doanh nghiệp bị ảnh hưởng, giảm lãi suất các khoản vay hiện tại, khoanh nợ và giãn thời gian trả nợ vay.
Tiêu dùng 11:18 | 15/06/2020
Tiêu dùng 16:54 | 14/06/2020
Tiêu dùng 09:30 | 14/06/2020
Kinh doanh 06:37 | 14/06/2020
Kinh doanh 15:51 | 13/06/2020
Kinh doanh 06:35 | 13/06/2020
Kinh doanh 16:27 | 11/06/2020
Tiêu dùng 17:00 | 10/06/2020