Yêu cầu này được đưa ra tại buổi phiên họp Chính phủ ngày 3/3. Thủ tướng yêu cầu Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Văn phòng Chính phủ khẩn trương tiếp thu ý kiến tại cuộc họp, để hoàn thiện, trình Thủ tướng ban hành chỉ thị về các giải pháp cấp bách nhằm tháo gỡ khó khăn, duy trì sản xuất, kinh doanh, bảo đảm an sinh xã hội ứng phó dịch Covid-19.
"Tinh thần chung là phải giao nhiệm vụ, giải pháp cụ thể, có địa chỉ rõ ràng, để triển khai thực hiện ngay, không nói chung chung, lòng vòng", Thủ tướng chỉ đạo.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư được yêu cầu phải đặc biệt lưu ý các gói hỗ trợ tiền tệ, tài khóa, thương mại đầu tư, cải cách thủ tục hành chính vào các lĩnh vực chịu ảnh hưởng lớn của dịch bệnh, trước hết là cho du lịch, hàng không, thương mại, dịch vụ và xuất nhập khẩu.
Thủ tướng khẳng định việc hỗ trợ các đối tượng bị thiệt hại do dịch, gồm hỗ trợ tín dụng lãi suất thấp, hỗ trợ về chính sách tài khóa là nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, không phải bao cấp cho sự yếu kém. Do vậy, các gói hỗ trợ này phải có hiệu lực ngay đến doanh nghiệp và người dân, không được để lâu, không có cơ chế xin-cho, thiếu minh bạch.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam được yêu cầu căn cứ vào Luật Các tổ chức tín dụng, Luật Ngân hàng Nhà nước để ổn định lãi suất, tỉ giá, thị trường ngoại tệ, đảm bảo thanh khoản của hệ thống ngân hàng và nền kinh tế, nhất là cung ứng tín dụng, đáp ứng yêu cầu sản xuất, không để thiếu vốn tín dụng.
Bộ Tài chính cùng các bộ, ngành rà soát, khẩn trương đề xuất phương án miễn, giảm, giãn, hoãn, chậm nộp các khoản thuế, phí, lệ phí, trong đó có việc giảm thời gian nộp thuế thu nhập doanh nghiệp, tiền thuê đất, bảo hiểm xã hội.
Cho rằng tốc độ giải ngân vốn đầu tư công còn chậm, Thủ tướng yêu cầu Bộ Kế hoạch Đầu tư, Bộ Tài chính và Văn phòng Chính phủ sớm chuẩn bị kĩ nội dung cho hội nghị toàn quốc kiểm điểm trách nhiệm ngay trong quý I/2020.
Người đứng đầu Chính phủ khẳng định khoảng 600.000 tỉ đồng vốn đầu tư công cần giải ngân trong năm nay, sẽ là kênh quan trọng góp phần cho tăng trưởng. Bên cạnh đó, cần tiếp tục đẩy mạnh đầu tư xã hội. Năm ngoái đầu tư xã hội chiếm 34% GDP, thì năm nay phải cao hơn.
"Phải tạo mọi điều kiện cho sản xuất, kinh doanh, nhất là các địa phương. Đừng để ngâm ngày này sang ngày kia, sở này sang sở kia. Quy định nào chưa sát thực tế thì phải bãi bỏ, nhất là xóa bỏ cái quyền tôi, quyền anh, xin-cho", Thủ tướng nhấn mạnh.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn được yêu cầu sớm trình phương án tổng thể nhằm thúc đẩy xuất khẩu nông sản, và giảm chi phí cho sản xuất nông nghiệp.
Ngoài các chính sách hỗ trợ phù hợp về thuế, tín dụng, các ngành giao thông, văn hóa, thể thao và du lịch rà soát, có biện pháp cụ thể hỗ trợ, khuyến khích, giảm chi phí kể cả chi phí vận chuyển…
Ông cũng nói thêm cần theo dõi chặt chẽ biến động của giá cả, thị trường để góp phần kiểm soát lạm phát. Đặc biệt là không tăng giá điện thời điểm này, đẩy mạnh chống buôn lậu, gian lận thương mại, xử lí nghiêm hành vi găm hàng nâng giá.
Bộ Lao động Thương binh và Xã hội rà soát, đánh giá tình hình và nhu cầu sử dụng lao động của doanh nghiệp để có giải pháp hỗ trợ, cung ứng lao động, khắc phục tình trạng thiếu hụt lao động tạm thời do ảnh hưởng của dịch.
Ngoài ra, Thủ tướng yêu cầu tạm dừng cấp giấy phép lao động mới cho lao động nước ngoài đến từ các vùng có dịch trong thời gian Việt Nam công bố dịch Covid-19.
"Chúng ta chưa đặt vấn đề nới lỏng chính sách tiền tệ hay đưa ra gói kích thích kinh tế. Nhưng các bộ, ngành Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Công Thương, Ngân hàng Nhà nước chuẩn bị sẵn kịch bản, phương án và đối sách với tình huống cụ thể, diễn biến của dịch Covid-19 và tình hình thế giới, khu vực để không bị động, bất ngờ", Thủ tướng chỉ đạo.
Tiêu dùng 11:18 | 15/06/2020
Tiêu dùng 16:54 | 14/06/2020
Tiêu dùng 09:30 | 14/06/2020
Kinh doanh 06:37 | 14/06/2020
Kinh doanh 15:51 | 13/06/2020
Kinh doanh 06:35 | 13/06/2020
Kinh doanh 16:27 | 11/06/2020
Tiêu dùng 17:00 | 10/06/2020