Hàng nghìn tỉ vốn hóa của hàng không Việt tiếp tục bốc hơi

Cuối phiên giao dịch sáng 31/1, cổ phiếu của các doanh nghiệp hàng không Việt Nam như Vietnam Airlines, Vietjet Air hay ACV tiếp tục sụt giảm mạnh.

Cụ thể, giá cổ phiếu của Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines, mã HVN) giảm 1.750 đồng xuống mức 28.800/cổ phiếu. Với việc cổ phiếu sụt giá 5,73%, vốn hóa thị trường của Vietnam Airlines bốc hơi khoảng 2.500 tỉ đồng.

Như vậy, trong chưa đầy hai phiên giao dịch đầu tiên sau kì nghỉ Tết Nguyên Đán 2020, cổ phiếu của hãng hàng không quốc gia đã giảm giá tới 12,6%, tương ứng mức sụt giảm khoảng 5.500 tỉ đồng vốn hóa thị trường của doanh nghiệp.

Ông lớn hàng không còn lại trên sàn chứng khoán là Vietjet Air cũng chứng kiến giá cổ phiếu lao dốc trong phiên sáng 31/1. Giá cổ phiếu VJC giảm 9.800 đồng, tương đương 7% trong phiên giao dịch sáng 31/1.

Hàng nghìn tỉ vốn hóa của hàng không Việt tiếp tục bốc hơi - Ảnh 1.

Với cú giảm giá "sốc", Vietjet Air đã mất hơn 5.000 tỉ đồng vốn hóa thị trường trong sáng 31/1. Lũy kế hai phiên gần nhất, hãng bay của tỉ phú Nguyễn Thị Phương Thảo bốc hơi gần 9.000 tỉ đồng vốn hóa thị trường.

Nguyên nhân khiến hai cổ phiếu trên giảm giá mạnh là do dịch cúm virus corona bùng phát tại Trung Quốc. Đây là thị trường trọng điểm của các hãng hàng không tại khu vực Đông Bắc Á. Hầu hết đường bay mới mở của hai hãng đều nối các thành phố du lịch của Việt Nam với những thành phố lớn của Trung Quốc.

Cổ phiếu của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) cũng mất giá trong liên tiếp 2 phiên giao dịch ngày 30/1 và sáng 31/1, với mức giảm tổng cộng khoảng 6,5%, thổi bay 10.000 tỉ đồng vốn hóa của doanh nghiệp này.

Trước đó vào tối 30/1, Thủ tướng nhấn mạnh cần tạm ngừng các hoạt động du lịch qua lại, ngành hàng không không được đưa - đón máy bay từ điểm có dịch đến Việt Nam và ngược lại.

“Các chuyến bay từ Trung Quốc đến Việt Nam và ngược lại sẽ chưa được thực hiện trong dịp này”, Thủ tướng lưu ý.


chọn
VIS Rating: Khả năng trả nợ của doanh nghiệp bất động sản vẫn ở mức yếu
Khả năng trả nợ của doanh nghiệp vẫn ở mức yếu ngay cả khi dòng tiền được cải thiện do đòn bẩy cao và nợ đến hạn lớn trong năm 2024.