Hạt dẻ - vị thuốc quý chữa nhiều bệnh

Hạt dẻ được nhiều người lựa chọn trong những ngày se lạnh bởi vị thơm ngon, bùi ngậy. Ngoài ra, loại hạt này còn là vị thuốc quý để chữa nhiều bệnh như ổn định lượng đường trong máu, ổn định năng lượng, cải thiện chức năng não...
khong ngo hat de cung co nhieu dinh duong den vay
(ẢNH: Tapety na Pulpit)

Theo các nghiên cứu khảo cổ học, hạt dẻ đã có từ thời tiền sử và có tên là Castanea. Nơi khởi nguồn của loại hạt này là khu vực Địa Trung Hải. Hy Lạp được biết đến như là một quốc gia đầu tiên trên thế giới bắt đầu trồng trọt và sử dụng hạt dẻ như một loại thực phẩm chính từ khoảng 3000 năm trước. Từ Hy Lạp, hạt dẻ bắt đầu phân bổ đến các quốc gia lân cận ở các Châu lục như châu Âu, châu Á và châu Phi.

Ở nước ta, hạt dẻ được trồng nhiều ở huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng. Tại huyện Trùng Khánh có khoảng 200 ha cây dẻ cho quả và hạt.

khong ngo hat de cung co nhieu dinh duong den vay
Hạt dẻ đã trở thành đặc sản của vùng đất Cao Bằng. (Ảnh: Đặc sản hạt dẻ Trùng Khánh)

Trong tất cả các loại hạt chỉ duy nhất hạt dẻ có chứa vitamin C. Các loại hạt dẻ khô chứa lượng vitamin khá cao từ 15,1-61,3 mg/ 28,35g. Còn các loại hạt dẻ đã được nấu, hấp chín thì chứa khoảng 9,5-26,7mg vitamin. Ngoài ra, trong hạt dẻ còn chứa các vitamin nhóm B và một nguồn kali đặc biệt dồi dào với số lượng 119 mg-715mg trong 100g.

Thành phần của hạt dẻ chứa nhiều chất giúp chống oxy hóa, giàu axit linoleic, một loại axit béo thuộc họ Omega-3. Không giống như các loại hạt khác, thành phần dầu trong hạt dẻ không cao. Thành phần chất béo của hạt dẻ cũng ít hơn các loại hạt khác. Trong hạt dẻ còn chứa chất phytosterol. Mặt khác, hạt dẻ rất giàu tinh bột nên có thể cung cấp nhiều năng lượng.

Với hàm lượng tinh bột cao gấp 2 lần so với khoai tây, hạt dẻ được xem như là một trong những nguyên liệu chính để làm nên món bánh mì nướng ở các quốc gia như Nam Âu, Trung Quốc, Nhật Bản, với một "biệt danh” khác là "cây bánh mì”… Có nơi còn sử dụng hạt để làm bánh quy hay làm nước dùng thay thế cho nước thịt.

khong ngo hat de cung co nhieu dinh duong den vay
(Ảnh: Mytour)

Với hàm lượng chất dinh dưỡng dồi dào, hạt dẻ mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe

Giúp ổn định lượng đường trong máu

Hạt dẻ có hàm lượng chất xơ cao (100g hạt dẻ có tới 8,1g chất xơ). Chất xơ trong hạt dẻ bao gồm cả dạng hòa tan và không hòa tan. Chất xơ hòa tan được hấp thụ trong nước, tạo thành một dạng như gel bên trong ruột, có tác dụng làm giảm cholesterol và ổn định lượng đường trong máu. Chất xơ không hòa tan giúp bạn có thể đi tiểu một cách dễ dàng. Điều này giúp làm giảm nguy cơ táo bón và các biến chứng đường ruột như viêm niêm mạc ruột.

Cải thiện chức năng não

Các vitamin B tan trong chất béo có mặt trong hạt dẻ giúp sản xuất các tế bào máu đỏ, phá vỡ protein, chuyển hóa tinh bột và chất béo thành năng lượng. Quá trình này đồng thời thúc đẩy làn da khỏe mạnh và tăng cường chức năng não.

Ngăn ngừa ung thư

Hạt dẻ còn chứa nhiều vitamin C (100g hạt dẻ chứa 43g vitamin C). Vitamin C là chất cần thiết cho răng, xương và mạch máu chắc khỏe. Vitamin C còn được coi là một chất chống oxy hóa giúp cơ thể loại bỏ các gốc tự do có hại. Nhờ đó, có thể nói, hạt dẻ còn có tác dụng phòng ngừa các bệnh ung thư do gốc tự do gây ra.

Tốt cho não bộ

Vitamin B trong hạt dẻ có khả năng hòa tan trong chất béo để sản xuất ra hồng cầu, đồng thời thúc đẩy quá trình chuyển hóa tinh bột thành nguồn dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Lượng hồng cầu sinh ra từ quá trình trên không những giúp cơ thể tái sinh một lượng tế bào mới mà còn giúp cho não bộ khỏe mạnh hơn với nguồn oxy được cung cấp nhiều hơn.

khong ngo hat de cung co nhieu dinh duong den vay
Trong hạt dẻ có hai nguồn vitamin dồi dào nhất là vitamin B và vitamin C. (Ảnh: Foody)

Giúp ổn định năng lượng

Hạt dẻ là loại hạt có hàm lượng carbohydrate khá cao (45g carb trong 100g hạt dẻ). Carbs cần thiết cho việc tái tạo và cung cấp năng lượng trước mắt hoặc lâu dài, đồng thời góp phần ổn định chức năng hệ thần kinh. Carbohydrate trong hạt dẻ là carb tổng hợp nên được tiêu hóa chậm giúp bạn no lâu.

Tốt cho tim mạch

Cứ 518g hạt dẻ có chứa 100g kali. Kali là vi chất giúp tăng huyết áp hành động truy cập của natri, làm giảm nhịp tim và huyết áp. Nhờ đó, ăn hạt dẻ hàng ngày sẽ có tác dụng bảo vệ tim, phòng ngừa xơ vữa động mạch và hạn chế nguy cơ tăng huyết áp.

Giảm nguy cơ mắc nhiều bệnh tật

Ngoài các loại vitamin phổ biến, hạt dẻ còn chứa nhiều loại khoáng chất có tác dụng tăng cường sức khỏe, phòng ngừa bệnh tật rất hữu ích.

Hạt dẻ có chứa hàm lượng mangan cao. Mangan là một trong các chất chống oxy hóa có khả năng loại bỏ gốc tự do trong cơ thể và làm giảm nguy cơ ung thư, bệnh tim.

Theo trường Trung tâm Y tế Maryland (Mỹ), mangan cũng đóng một vai trò quan trọng trong quá trình lão hóa. Một khẩu phần ăn gần 100g hạt dẻ chỉ chứa hơn 1 microgram mangan nhưng chiếm tới 50% lượng mangan được khuyến cáo cho cơ thể mỗi ngày. Mangan cũng giúp sản xuất liên kết mô và đông máu.

Hạt dẻ rất giàu folate, 100g hạt cung cấp 62mg folate (chiếm 15,5% lượng folate cơ thể cần mỗi ngày). Folate và axit folic cần thiết cho sự hình thành của các tế bào máu đỏ, tổng hợp ADN. Tiêu thụ đầy đủ các thực phẩm giàu folate trong thời gian mang thai còn giúp ngăn ngừa khuyết tật ống thần kinh ở thai nhi.

khong ngo hat de cung co nhieu dinh duong den vay
(Ảnh: Jamja)

Một số món ăn bổ dưỡng với hạt dẻ bạn có thể tham khảo:

- Hạt dẻ rang: Hạt dẻ rang chín một vốc nhỏ, ăn ngày 3 lần chính là món ăn vặt lý tưởng, thích hợp cho mọi đối tượng.

- Bột cháo hạt dẻ: Hạt dẻ bóc vỏ sau đó nghiền bột, liều lượng thích hợp, nấu dạng bột cháo, thêm đường rất tốt cho trẻ em bị tiêu chảy.

- Hạt dẻ hầm thịt nạc: Hạt dẻ (đập bỏ vỏ cứng) 100g, thịt nạc 100g, sau đó cho thêm gừng, hành, gia vị; nấu chín nhừ và mỗi ngày ăn 1 lần. Đây chính là món ăn rất thơm ngon, lạ miệng và dùng thích hợp cho các trường hợp thận khí hư, hen suyễn.

- Hạt dẻ ướp đường: Hạt dẻ 50-100g sau đó giã, nghiền vụn, trộn thêm đường, ngày ăn 2 lần. Món ăn này rất thích hợp dùng cho trẻ em chân yếu, sức đề kháng kém.

- Gà tần hạt dẻ: Hạt dẻ (bóc bỏ vỏ cứng) 100g, nấm hương 10 cái, gà trống choai 1 con. Gà làm sạch, lấy phần thân, sau đó cho vào xoong và thêm 2 bát nước (nếu có nước luộc thịt càng tốt), ninh chín, cho gia vị (xì dầu, hành, gừng) vừa ăn. Đây chính là món ăn rất bổ dưỡng có thể dùng cho người mới ốm dậy, cơ thể suy nhược hoặc chị em phụ nữ sau khi sinh.

khong ngo hat de cung co nhieu dinh duong den vay
Món cánh gà om hạt dẻ thơm bùi ngon tuyệt rất hợp để ăn với cơm ngày lạnh. (Ảnh: Kiến thức)

Với những món ăn tốt cho sức khỏe từ hạt dẻ kể trên, hy vọng sẽ giúp bạn có thêm kinh nghiệm trong việc lên các thực đơn ăn uống mỗi ngày sao cho vừa ngon miệng vừa nâng cao sức khỏe.

NHỮNG LƯU Ý KHI ĂN HẠT DẺ

- Những người tiêu hoá kém không nên ăn hạt dẻ nhiều dễ làm tổn thương tỳ vị.

- Người bị bệnh dạ dày nên hạn chế ăn hạt dẻ vì sẽ sản sinh nhiều axit dạ dày, tăng thêm gánh nặng cho dạ dày.

- Người bị cảm chưa khỏi, bệnh nhân mắc chứng sốt rét, kiết lỵ, phụ nữ sau khi sinh không nên ăn nhiều hạt dẻ. Mỗi ngày không nên ăn quá 10 hạt dẻ to để tránh bị táo bón.

- Khi ăn hạt dẻ cũng cần chú ý không ăn các loại hạt đã có dấu hiệu mốc hỏng. Khi bóc hạt dẻ nếu thấy màu sắc bên trong thay đổi thì cần phải bỏ ngay.

- Trước khi rang hay chế biến món ăn từ hạt dẻ nên lưu ý cần rửa sạch hạt dẻ hoặc bóc vỏ. Không nên rang hạt dẻ đến mức cháy khét vì sẽ làm giảm đi hàm lượng dưỡng chất trong hạt dẻ.

- Để bảo quản hạt dẻ được tốt nên để chỗ thoáng mát, sạch sẽ, phòng mối mọt.

khong ngo hat de cung co nhieu dinh duong den vay Giảm cân đơn giản, hiệu quả cùng với ổi
khong ngo hat de cung co nhieu dinh duong den vay Chế độ ăn có các loại hạt này giúp giảm cân và tránh nguy cơ béo phì
khong ngo hat de cung co nhieu dinh duong den vay Phòng chống ung thư thật đơn giản bằng các món ăn vặt
chọn
VKS đề nghị tuyên phạt bà Trương Mỹ Lan 'mức án nghiêm khắc nhất'
TP HCMTheo VKS, bà Trương Mỹ Lan phạm tội có tổ chức trong thời gian dài, thủ đoạn tinh vi, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, không có khả năng thu hồi... nên đề nghị tòa tuyên phạt "mức án nghiêm khắc nhất".