Mới đây bộ GD&ĐT công bố “Dự thảo quy chế công tác học sinh sinh viên, đối với các ngành đào tạo giáo viên Cao đẳng và trình độ Trung cấp hệ chính quy”.
Trong đó có nội dung xử lý vi phạm quy định nếu sinh viên (SV) bán dâm đến lần thứ 4 sẽ bị buộc thôi học. Nội dung nhanh chóng thu hút sự quan tâm của dư luận, sau khoảng 2 giờ đăng tải Cổng thông tin bộ GD&ĐT đã gỡ dự thảo này để có sự điều chỉnh phù hợp.
Để có thêm ý kiến đóng góp cho dự thảo, trong đó nội dung bán dâm lần thứ 4 với SV sẽ bị buộc thôi học. PV tiếp tục trao đổi với lãnh đạo một số trường ĐH để có thêm ý kiến về dự thảo này.
Trao đổi với Người Đưa Tin, GS.TS Đinh Quang Báo, nguyên Hiệu trưởng ĐH Sư phạm Hà Nội cho hay, ông rất bất ngờ về người đưa ra đề xuất về dự thảo này bởi cách đếm số lần bán dâm để xử lý vi phạm. Tuy nhiên cần bình tĩnh để xem xét vấn đề.
PGS.TS Đinh Quang Báo cho rằng, nâng mức xử phạt với sinh viên Sư phạm là hợp lý nhưng cần điều chỉnh lại. |
Ông nói: “Hành vi mua bán dâm là vi phạm pháp luật hiện hành của nước ta, áp dụng với mọi công dân vi phạm. Với SV Sư phạm để tạo một chuẩn mực thêm cho những thầy cô giáo trong tương lai thì việc ban hành thêm quyết định xử lý cao hơn là hợp lý.
Đối với sinh viên Sư phạm, vi phạm này không chỉ là góc độ phạm pháp mà còn mất đi chuẩn mực của người thầy, là hành vi phản sư phạm nên đề xuất có quy định yêu cầu xử lý cao hơn là hợp lý, thầy cô giáo trong tương lai cần có chuẩn mực cao hơn về đạo đức".
"Tuy nhiên dự thảo đếm số lần để có quyết định xử phạt thì không hợp lý, bởi một lần hay nhiều lần thì đều là vi phạm. Bộ nên có sự điều chỉnh quy định lại cho cụ thể và có thế áp dụng trong thực tế bởi khó mà giám sát SV đã vi phạm bao nhiêu lần.
Là sinh viên hay giáo viên cần phải có ý thức cao, khi đã chọn nghề “trồng người” rồi thì càng phải tu dưỡng ý thức đạo đức hơn nữa”, ông Báo bày tỏ.
Trao đổi về vấn đề này, PGS.TS Trần Văn Tớp, Phó hiệu trưởng ĐH Bách khoa Hà Nội cho biết, theo ông nắm được quy định xử phạt nêu trên với SV ĐH đã có từ lâu, mới đây bộ GD&ĐT tiếp tục bổ sung quy định với SV ngành sư phạm.
Về góc độ quản lý, để có thể áp dụng quy định ông Tớp cho biết, rất khó khăn để nhà trường có thể nắm bắt, ông nói: “Việc giám sát quản lý của nhà trường rất khó. Nhà trường không thể nào theo sát các em khi ra khỏi trường nên không thể biết SV làm gì.
SV phát sinh tình cảm nam nữ là một chuyện, còn đã có hành vi mua bán dâm là vi phạm phạm pháp luật tất nhiên là bị cấm và chịu xử lý với mọi công dân. Như vậy, các em SV cũng là công dân, việc bắt quả tang có đủ bằng chứng rồi thì cũng theo luật áp dụng với công dân để xử lý.
Theo ý kiến từ phía nhà trường, việc xác định số lần vi phạm để xử lý là khó khả thi (ảnh minh hoạ). |
Quy định đã có trong luật chung rồi thì không nên đưa vào quy định riêng trong nhà trường như vậy. Bản thân là SV các em có nhận thức trình độ vậy các em cần có ý thức chấp hành pháp luật".
“Nếu Bộ GD&ĐT cũng muốn SV Sư phạm có sự được chuẩn chỉ là những thầy cô giáo có đầy đủ tư chất, trình độ khi trở thành những thầy cô giáo, nên có dự thảo với SV Sư phạm như vậy. Nhưng nếu với mục tiêu đó thì cần tăng mức phạt lên, còn căn cứ số lần bán dâm thì rất khó để kiểm soát", vị lãnh đạo nhà trường bày tỏ.
Đồng ý với những ý kiến nêu trên, Trưởng phòng Đào tạo và công tác Chính trị sinh viên của một trường CĐ Sư phạm khuyên rằng: “Các em là SV, hiện có thể nhiều cách để kiếm tiền như làm thêm, làm gia sư...Bên cạnh đó theo tôi biết các trường ĐH đều có chính sách hỗ trợ thậm chí miễn học phí cho những em hoàn cảnh khó khăn, hay chính sách vay vốn cho sinh viên nghèo.
Vì vậy, với những SV quyết tâm vượt khó học tập các em hoàn toàn có thể kiếm tiền chính đáng để trang trải sinh hoạt, học tập. Các em không nên nản chí hay bị lôi kéo vào những con đường kiếm tiền phạm pháp nói chung, để cướp đi tương lai của mình".
Không chỉ đề xuất đuổi học sinh viên bán dâm lần thứ 4, Bộ GD&ĐT từng có những dự thảo gây xôn xao
Dự thảo sinh viên bị đuổi học nếu hoạt động mại dâm lần thứ 4, Bộ GD và ĐT đã lên tiếng giải thích. Tuy ... |
Giáo dục 02:53 | 31/10/2018
Thời sự 02:14 | 31/10/2018
Giáo dục 00:29 | 31/10/2018
Giáo dục 12:53 | 30/10/2018
Giáo dục 11:45 | 30/10/2018
Giáo dục 09:03 | 30/10/2018
Giáo dục 07:39 | 30/10/2018
Thời sự 04:23 | 30/10/2018