Hộ chiếu có quyền lực nhất thế giới vào thời điểm dịch Covid-19

Do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 đã tác động đến tự do đi lại của công dân toàn cầu lớn nhất trong lịch sử. Ngay cả những hộ chiếu quyền lực nhất cũng tạm thời bị vô hiệu.

Henley Passport Index, bảng xếp hạng hộ chiếu toàn cầu theo quyền tự do đi lại cho công dân của một quốc gia, đã tuyên bố vào tháng 1 rằng Nhật Bản đã đứng đầu bảng xếp hạng năm 2020, khi công dân của quốc gia này có thể đến nhiều nơi mà không cần phải xin visa trước.

Trên thế giới, hiện trung bình một người được miễn thị thực hoặc miễn visa tại cửa khẩu khi nhập cảnh 107 điểm đến. Con số này gần gấp đôi so với 58 điểm miễn visa cho một khách du lịch bình thường vào năm 2006. 

Nhưng ngày nay, khi 93% dân số thế giới sống tại các quốc gia có lệnh cấm đi lại vì dịch bệnh Covid-29, sân chơi đã tạm thời bị san bằng.

Hộ chiếu có quyền lực nhất thế giới vào thời điểm dịch Covid-19 - Ảnh 1.

Hộ chiếu Nhật Bản nằm ở vị trí đầu bảng xếp hạng năm 2020. (Ảnh: AFP)

Đến quý II năm 2020, Nhật Bản giữ vị trí đầu bảng xếp hạng, Singapore ở vị trí thứ hai, Đức và Hàn Quốc xếp thứ ba. Luxembourg, Tây Ban Nha, Italy và Phần Lan đồng hạng tư, trong khi Áo đã vươn lên vị trí thứ 5 cùng Đan Mạch. Chỉ số được cập nhật theo thời gian thực suốt cả năm, theo sát những chính sách thị thực mới có hiệu lực.

Đại dịch Covid-19 đã tác động đến quyền lực hộ chiếu trong năm 2020. Tiến sĩ Christian Kälin, vốn được mệnh danh là "Vua Hộ chiếu" khi sáng tạo ra Henley Passport Index, đã phân tích những tác động đó. 

"Hãy nhìn vào Tây Ban Nha, hoặc bất kì quốc gia nào khác đang chịu lệnh phong tỏa toàn quốc. Trước đây, với tư cách là một công dân Tây Ban Nha, bạn đã sở hữu một trong những hộ chiếu tốt nhất trên thế giới xét về quyền lợi visa. Thế nhưng giờ đây, hàng loạt quốc gia như Mỹ, Thuỵ Sĩ, CH Czech, Đức, Thổ Nhĩ Kỳ, Campuchia, Singapore... từ chối nhập cảnh mọi du khách đến từ Tây Ban Nha". 

Theo quan điểm của Kalin, đại dịch sẽ không ảnh hưởng lâu dài đến chỉ số hộ chiếu và mọi thứ có thể sẽ trở lại bình thường.

Tuy nhiên, ông cũng cho rằng, nếu nhìn vào cuộc khủng hoảng hiện nay, các yếu tố như sức khỏe, chất lượng của hệ thống y tế, chất lượng chăm sóc khẩn cấp, tiếp cận bảo hiểm y tế và dịch vụ sức khỏe đột nhiên xuất hiện. Những khía cạnh này chưa từng được cân nhắc đến trong chính sách visa đến nay. 

Thông thường, chính sách chủ yếu được định hướng theo kinh tế và địa chính trị của một quốc gia. Kälin đánh giá, tình hình có thể thay đổi thú vị và chờ xem liệu an ninh y tế có trở thành một yếu tố quan trọng hơn khi nhắc đến chính sách miễn thị thực trong tương lai hay không.

Hộ chiếu có quyền lực nhất thế giới vào thời điểm dịch Covid-19 - Ảnh 2.

(Ảnh: CNN)

Kalin cho rằng, chỉ số hộ chiếu là một công cụ hiệu quả nhưng lại khá thô sơ trong việc so sánh ảnh hưởng địa chính trị. Nhật Bản đứng ở vị trí số 1 trong chỉ số hộ chiếu và Mỹ ở vị trí số 7, nhưng chỉ số chất lượng quốc tịch lại đặt họ ở vị trí lần lượt là thứ 26 và số 25. 

Ông Kalin giải thích: "Nhật Bản là một đất nước tuyệt vời, nhưng bạn chỉ có thể sống ở Nhật Bản. Với tấm hộ chiếu Mỹ, bạn cũng chỉ có thể sống ở Mỹ. Bạn thậm chí cần phải có giấy phép định cư để đến Canada".

"Tình hình vài tuần qua cho thấy rõ, tự do đi lại phụ thuộc vào những yếu tố đôi khi hoàn toàn nằm ngoài tầm kiểm soát của chúng ta. Khi mối quan tâm về sức khỏe cộng đồng và an ninh được ưu tiên trên mọi yếu tố khác, đây là cơ hội để nhìn lại xem tự do đi lại có ý nghĩa gì với chúng ta, những người có lẽ đã được cấp quyền quá khứ", Kalin chia sẻ. 

Danh sách hộ chiếu quyền lực tính đến quí II/2020 xếp theo số điểm đến miễn visa:

1. Nhật Bản (191)

2. Singapore (190)

3. Hàn Quốc, Đức (189)

4. Italy, Phần Lan, Tây Ban Nha, Luxembourg (188)

5. Đan Mạch, Áo (187)

6. Thụy Điển, Pháp, Ireland, Hà Lan, Bồ Đào Nha (186)

7. Mỹ, Anh, Bỉ, Na Uy, Thụy Sĩ (185)

8. CH Czech, Hy Lạp, Malta, New Zealand (184)

9. Canada, Australia (183)

10. Hungary (182)

Hộ chiếu Việt Nam xếp thứ 88/107 với 54 điểm, đồng hạng là Campuchia, Madagascar, Mali và Niger. Trong khi đó, Malaysia xếp thứ 13 (178 điểm), Brunei thứ 23 (166 điểm), Thái Lan ở vị trí 65 (78 điểm), Indonesia hạng 72 (71 điểm), Philippines xếp thứ 76 (67 điểm), Lào ở vị trí 92 (50 điểm).

chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.