Ngày 14/8, thông tin từ Văn phòng Chính phủ cho biết, Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình đồng ý với những nội dung trong các Báo cáo số 100;
Báo cáo số 169 của Bộ Tư pháp gửi trình khi thực hiện công tác kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật năm 2017, phương hướng nhiệm vụ năm 2018.
Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình yêu các bộ, ngành, cơ quan có liên quan khẩn trương xử lý, đánh giá hậu quả, đồng thời đề xuất biện pháp khắc phục do văn bản được ban hành trái luật gây ra. (Cổng thông tin điện tử chính phủ) |
Trên cơ sở đó đó, Phó Thủ tướng yêu cầu, các bộ, cơ quan ngang bộ, HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình khẩn trương xử lý các văn bản trái pháp luật.
Bên cạnh đó, đánh giá hậu quả, tác hại và đề xuất biện pháp khắc phục hậu quả do văn bản trái pháp luật gây ra.
Đồng thời, Phó Thủ tướng nhấn mạnh, sẽ kiểm điểm, xử lý việc ban hành văn bản trái pháp luật gây hậu quả nghiêm trọng.
Qua đó, đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ đối với người đứng đầu, tổ chức và cá nhân có liên quan, gửi về Bộ Tư pháp trước ngày 30/11 để tổng hợp.
Theo đó, Phó Thủ tướng cũng yêu cầu Bộ Tư pháp tiếp tục hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện công tác kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật.
Kịp thời phát hiện, xử lý dứt điểm hoặc kiến nghị cơ quan cso thẩm quyền xử lý các văn bản trái pháp luật, các văn bản có sai sót trong công tác xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật của các bộ, cơ quan ngang bộ và địa phương.
Sau đó, tổng hợp kết quả và báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong thời gian Quý IV năm 2018.
Trước đó, ông Đồng Ngọc Ba (đứng), đại diện Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật (Bộ Tư pháp), từng khẳng định Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Thông tư số 32/2016 có hiệu lực ngày 1/3/2017 là trái pháp luật. (Ảnh: Thái Sơn) |
Trước đó, theo Báo cáo của Bộ Tư pháp, trên cơ sở nghiên cứu và tổng hợp ý kiến, cơ quan này đã phát hiện 5.639 văn bản được cơ quan chức năng ban hành trái pháp luật trong năm 2017.
Trong đó có 1.236 văn bản quy phạm pháp luật trái về thẩm quyền và nội dung; 3.829 văn bản quy phạm pháp luật sai sót về căn cứ pháp lý, thể thức và kỹ thuật trình bày; 574 văn bản không phải là văn bản quy phạm pháp luật nhưng có chứa quy phạm pháp luật.
Mặc dù các bộ, cơ quan ngang bộ và địa phương chưa thực hiện việc phân loại nội dung trái pháp luật của các văn bản trong từng lĩnh vực cụ thể, nhưng qua báo cáo, Bộ Tư pháp cho rằng, số lượng văn bản trái pháp luật được phát hiện ở các lĩnh vực khác nhau khá lớn.
Từ đó, theo Bộ Tư pháp việc ban hành hàng nghìn văn bản trái luật đã gây ảnh hưởng đến việc thực hiện mục tiêu xây dựng và hoạn thiện hệ thống pháp luật đồng bộ, thống nhất, khả thi, công khai, minh bạch.
Thể hiện sự “nhờn luật”, không nghiêm túc trong xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Làm giảm hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, ảnh hưởng tiêu cực đến trật tự an toàn xã hội.
“Đồng thời, việc ban hành và thi hành văn bản trái pháp luật cũng gây tốn kém thời gian, công sức của cơ quan nhà nước và nguồn kinh phí ngân sách nhà nước; ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân”, Báo cáo được Bộ Tư pháp nêu rõ.
Hàng nghìn văn bản được ban hành trái pháp luật trong năm 2017
Theo Báo cáo số 169, ngày 25/7 do Bộ Tư pháp báo cáo Thủ tướng Chính phủ, trên cơ sở nghiên cứu và tổng hợp ... |
Bắt cán bộ tư pháp giao cấu nhiều lần với thiếu nữ tuổi 14
Đinh Tuấn Lực (34 tuổi), nguyên cán bộ tư pháp xã Tiên Hoàng, huyện Cát Tiên (Lâm Đồng) khai nhận nhiều lần "thân mật" với ... |
Đỗ hiệu trưởng nhưng không được nhận: Không nhận lời xin lỗi
Ông Vinh cho rằng, lời xin lỗi của Bộ Tư pháp chưa thỏa đáng, vụ việc khiến danh dự, uy tín của ông bị ảnh ... |
Thời sự 04:46 | 21/12/2018
Thời sự 04:59 | 05/11/2018
Pháp luật 09:22 | 22/10/2018
Pháp luật 03:56 | 22/10/2018
Pháp luật 02:43 | 22/10/2018
Pháp luật 00:43 | 13/10/2018
Pháp luật 00:20 | 16/09/2018
Pháp luật 10:47 | 15/09/2018