Không áp lực vì cân nặng của con, bố mẹ Na Uy áp lực vì có thể bị tước quyền nuôi con bất cứ lúc nào

Mới sống ở Na Uy 5 năm, nhưng chị Linh Phan đã từng chứng kiến nhiều câu chuyện bố mẹ bị tước quyền nuôi con vì không tìm hiểu quyền và không có cách nuôi dạy con tích cực. Bản thân chị cũng từng có trải nghiệm nhớ đời về việc này.
 

Ở Việt Nam, có thể dễ dàng thấy cảnh bố mẹ chỉ tay vào mặt con quát mắng hay chì chiết con bằng những lời lẽ thậm tệ, xúc phạm con bằng những tính từ mạnh như “ngu, dốt, đần, hư đốn, ngang bướng, khó bảo. Trước những hành vi chưa đúng của con, hầu hết bố mẹ đều khó kiểm soát cảm xúc bản thân và dùng bạo lực (nhẹ thì đánh vào mông, nặng thì cầm roi đe dọa) để con sợ và ngay lập tức dừng hành vi chưa đúng đó. Tuy nhiên, nếu bạn đang ở Na Uy và vẫn nuôi dạy con theo cách này, rất có thể bạn sẽ bị tước quyền nuôi con vĩnh viễn.

Theo chia sẻ của chị Linh Phan – hiện đang sống tại Na Uy và là mẹ của một bé trai 3 tuổi, khác với bố mẹ Việt bị áp lực nuôi con thành những đứa trẻ hoàn hảo và bụ bẫm, bố mẹ Na Uy áp lực về việc nuôi dưỡng con một cách tích cực, không bạo lực, không áp đặt.

khong ap luc vi can nang cua con bo me na uy ap luc vi co the bi tuoc quyen nuoi con bat cu luc nao
Chị Linh Phan - sống ở Na Uy đã 5 năm và là mẹ của 1 cậu con trai 3 tuổi.

“Bố mẹ Na Uy không được quyền quát mắng con, nếu quát mắng con ở nơi công cộng, bố mẹ/ người chăm sóc trẻ sẽ bị những người xung quanh báo cáo việc đó với cảnh sát. Nếu quát và đánh con ở nhà hoặc có các hành vi không tuân theo các quy tắc về quyền trẻ em, bị người khác báo cáo hoặc chính con báo cáo với cô giáo ở trường/ cơ quan chức năng thì chính bố mẹ/ người chăm sóc trẻ sẽ bị tước quyền nuôi con vĩnh viễn. Đứa trẻ đó sẽ được đưa vào trung tâm bảo dưỡng của chính phủ. Mỗi tuần bố mẹ được gặp con vài giờ. Nếu trẻ không đồng ý về nhà, thì bố mẹ coi như vĩnh viễn mất quyền nuôi con”, chị Linh Phan nói.

Thông tin này có thể gây bất ngờ với nhiều bố mẹ Việt, tuy nhiên thực ra không có gì lạ khi Na Uy là một trong những quốc gia thực hiện nghiêm ngặt nhất về quyền trẻ em. Luật trẻ em ở nước này nêu rõ: “Không cho phép bạo hành trẻ dưới bất cứ hình thức nào, dù là bạo lực thân thể hay tinh thần. Trong quá trình nuôi dạy trẻ, nghiêm cấm người chăm sóc trẻ sử dụng các hành vi bạo lực, xúc phạm, và các hành vi không tôn trọng khác đối với trẻ em”.

Mới sống ở Na Uy 5 năm, nhưng chị Linh Phan đã từng chứng kiến nhiều câu chuyện bố mẹ bị tước quyền nuôi con vì không tìm hiểu quyền và không có cách nuôi dạy con tích cực. Bản thân chị cũng từng có trải nghiệm nhớ đời về việc này.

Khi con chị Linh Phan được 13 tháng tuổi, chị cho con đi học bơi. Bé trai con chị có một vết bớt ở phần lưng gần mông. Khi đi bơi thì bé chỉ mặc chiếc quần bơi và có để lộ vết bớt đó. Chiều hôm đó chị cho con đi học bơi, đến sáng hôm sau cảnh sát gọi cho chị và hẹn gặp hai mẹ con vào ngày tiếp theo. Lý do vì cảnh sát nhận được cuộc gọi báo cáo từ một phụ huynh khác trong lớp bơi rằng con chị Linh Phan có một vết thâm ở sau lưng. Nghi ngại trẻ bị bạo hành, phụ huynh đó đã báo với cảnh sát.

Trong buổi gặp với cảnh sát, có bác sĩ kiểm tra sức khỏe của con trai chị Linh Phan, nhằm xác định vết đó là vết bớt đơn thuần hay vết thương do bị đánh. Sau khi kiểm tra xong, cơ quan chức năng soạn 1 bản tường trình dài khoảng 20 trang bằng 3 thứ tiếng Na Uy – tiếng Anh – tiếng Việt và gửi về nhà chị.

Chị Linh Phan cho biết, sau “kỉ niệm” nhớ đời này, chị cùng chồng (cũng là người Việt) ý thức hơn nhiều về việc nuôi dạy con không phải bằng kỷ luật hay roi vọt, quát mắng. Mặc dù trước đó 2 vợ chồng cũng chưa bao giờ quát mắng, nạt nộ con bao giờ.

khong ap luc vi can nang cua con bo me na uy ap luc vi co the bi tuoc quyen nuoi con bat cu luc nao
Sau “kỉ niệm” nhớ đời , chị cùng chồng ý thức hơn nhiều về việc nuôi dạy con không phải bằng kỷ luật hay roi vọt, quát mắng.

Chị Linh Phan chia sẻ một câu chuyện chị từng được nghe về việc bố mẹ bị tước quyền nuôi con. Một bà mẹ ở Na Uy chở 2 đứa nhỏ trên xe ô tô còn còn chị làm công việc đi giao hàng. Khi đến chỗ giao hàng, người mẹ đỗ xe ở ngoài, để con ngồi chờ khá lâu trong ô tô một mình. Đứa con gái 9 tuổi khi đó nói chuyện qua điện thoại với một bạn người Na Uy rằng: “Mẹ tớ để tớ chờ lâu trong xe”. Sau đó đứa bé người Na Uy nói với lại bố mẹ của bé và bố mẹ em đã gọi cảnh sát. Chỉ sau 5 phút, cảnh sát ập tới và mang luôn hai đứa trẻ con đang phải ngồi chờ mẹ lâu trong ô tô đi.

Có rất nhiều trường hợp đau lòng khác khi những đứa trẻ được vào trung tâm bảo dưỡng, nhận được sự chăm sóc tốt, nên nhiều bé không muốn về nhà nữa.

Theo chia sẻ của chị Linh Phan, một trường hợp khác nữa, 2 vợ chồng để 2 đứa con nhỏ ở nhà. Đứa lớn 10 tuổi trông đứa bé 4-5 tuổi. Nếu là ở Việt Nam, mọi người cho rằng đó là chuyện bình thường. Nhưng luật pháp của Na Uy quy định không được để trẻ nhỏ dưới 10 tuổi ở nhà một mình như vậy. Cặp vợ chồng đó nhiều lần để hai con ở nhà và đi siêu thị. Sau nhiều lần bị hàng xóm báo cáo, cặp vợ chồng đó cũng phải gặp cảnh sát và giải trình.

Nghe thì có vẻ làm bố mẹ ở Na Uy quá khổ, còn con trẻ thì quá sướng vì được phát triển tự do. Liệu khi chúng được phát triển tự do, không bao giờ bị quát mắng, chịu đòn roi của bố mẹ, thì chúng có trở thành những em bé biết cư xử hay không? Và liệu sự gắn kết giữa bố mẹ - con cái ở đất nước Na Uy có lỏng lẻo, không bằng so với ở Việt Nam hay không? Chị Linh Phan cho biết, trẻ con ở Na Uy được phát triển độc lập, đúng độ tuổi và tâm lí nhưng chúng vẫn rất nghe lời cha mẹ. Nghe lời ở đây không phải là nghe lời kiểu răm rắp, mà bố mẹ sẽ cho lời khuyên, trẻ thấy đúng đắn thì sẽ làm theo.

Theo luật lệ ở Na Uy, thì trẻ từ 12 tuổi có quyền quyết định các việc trong phạm vi cuộc sống của trẻ. Bố mẹ can thiệp quá sâu và nuôi dạy con kiểu áp đặt tất nhiên cũng sẽ bị báo cáo.

khong ap luc vi can nang cua con bo me na uy ap luc vi co the bi tuoc quyen nuoi con bat cu luc nao
Trẻ con Na Uy được thả chơi tự do, chạy nhảy tự do, nghịch bẩn tự do. Bố mẹ khi đó ngồi quan sát và đảm bảo con không bị lạnh hoặc không gặp nguy hiểm.

Tại Na Uy, chị Linh Phan ấn tượng bởi chưa từng gặp cảnh bố mẹ chỉ tay quát vào mặt con. Bố mẹ nào cũng ôm ấp con, chơi với con, đặc biệt là ngồi xuống ngang hàng khi nói chuyện cùng con. Trẻ con Na Uy được thả chơi tự do, chạy nhảy tự do, nghịch bẩn tự do. Bố mẹ khi đó ngồi quan sát và đảm bảo con không bị lạnh hoặc không gặp nguy hiểm.

Ngoài ra, giao tiếp tích cực, sự yêu thương, trò chuyện liên tục, để con được tự do phát triển là quan điểm nuôi con của họ. Phụ huynh ở đây cho rằng mỗi đứa trẻ là một con người độc lập, chúng có cá tính riêng. Bố mẹ có quyền và trách nhiệm được nuôi dưỡng, dạy dỗ và chu cấp các nhu cầu thiết yếu cho con, nếu bố mẹ quá khó khăn, bệnh tật thì nhà nước sẽ hỗ trợ. Bố mẹ không có suy nghĩ “con là con tôi nên tôi muốn nuôi dạy thế nào thì tùy tôi”, mà bố mẹ tôn trọng sự khác biệt và cái tôi của mỗi đứa trẻ.

Cách thời điểm đó hơn một tháng, tôi đã đọc bài báo về vụ chính Barnevernvakten đã tước quyền làm cha mẹ của một đôi vợ chồng người Romania sống ở Tây Bắc Nauy vì họ đã áp dụng các hình phạt với các con của mình, trong đó có dấu hiệu bạo lực, mặc dù với hai vợ chồng họ cho rằng đó là sự khác biệt văn hoá.

Cũng liên quan tới vấn đề “tước quyền”, năm 2012, một cặp vợ chồng người Ấn Độ cũng đã bị tước quyền làm cha mẹ nhưng ngoài lí do bạo hành, Barnevernvakten còn cáo buộc về việc người mẹ đút cho con ăn khi bé đã lớn. Họ cho rằng việc “mẹ đút” là tương đồng với “ép buộc trẻ phải ăn khi chúng không muốn”, hoặc đã lớn nhưng vẫn phải nằm chung với bố mẹ có thể là dấu hiệu của lạm dụng hoặc không đủ điều kiện vật chất cho sự phát triển độc lập của trẻ.

Gần đây nhất, tôi cũng được biết về một vụ việc một gia đình người Việt sống ở phía Nam Nauy cũng bị Barnevernvakten tới mang con đi vì “bố mẹ ra ngoài và để các con ở nhà một mình”. Hàng xóm đã biết được việc này, và trong lúc bố mẹ ra ngoài, cảnh sát nhanh chóng ập tới, mang ba đứa trẻ, một bé mười tuổi, một bé chín tuổi và một bé năm tuổi đi.

Trong cuộc trao đổi với người của tổ chức bảo vệ quyền trẻ em, chúng tôi đã hỏi nếu như đây là trường hợp bị bạo hành thật thì sẽ giải quyết như thế nào?

Đây là câu trả lời của họ: “Bố mẹ và con sẽ bị cách li, với sự can thiệp của cảnh sát. Các chuyên gia tâm lí sẽ tìm hiểu và phân tích tâm lí của đứa trẻ, đồng thời kiểm tra cơ thể để xem trẻ có thực sự đã bị bạo hành hay không. Bố mẹ cũng sẽ được tra hỏi. Nếu sự việc nghiêm trọng, bố mẹ sẽ bị tước quyền nuôi con. Trẻ sẽ được đưa tới nuôi dưỡng tại những trung tâm đảm bảo đủ quyền lợi mà trẻ đáng được nhận. Trường hợp ít nghiêm trọng hơn, con có thể trở về với bố mẹ nhưng bố mẹ bị giám sát và phải được “dạy lại” về cách nuôi và chăm sóc con”.

Tôi tìm đọc về Barnevernvakten và các đạo luật đi kèm. Được biết, tổ chức này có từ năm 1992, và dưới sự hướng dẫn của họ, mọi trẻ em được sinh ra hoặc lớn lên ở Nauy đều có quyền tham gia vào các quyết định liên quan tới phúc lợi cá nhân, có quyền nêu quan điểm phù hợp với độ tuổi và mức độ trưởng thành của chúng.

Họ cũng sẽ theo dõi sự phát triển của từng đứa trẻ cũng như cha mẹ chúng, họ rất coi trọng các mối quan hệ gia đình và tính liên tục trong giáo dục. Họ mặc định trẻ em cần được lớn lên với cha mẹ nhưng họ có quyền nghi ngờ nếu những đứa trẻ đến tuổi đi nhà trẻ mà không được đến trường, sức khoẻ có vấn đề, bị lạm dụng, bỏ bê hoặc bị bạo hành.

Thậm chí, họ sẽ tước quyền làm cha mẹ và đưa đứa trẻ tới một gia đình mới hoặc một tổ chức phúc lợi để nuôi dưỡng các em tốt hơn.

Đạo luật bảo trợ trẻ em ở Nauy đảm bảo mọi trẻ em, bất kể tình trạng, nhân thân, tôn giáo, quốc tịch... miễn đang sống ở Nauy hoặc là người Nauy ở nước ngoài đều phải được đảm bảo sống trong điều kiện không gây tổn hại cho sức khoẻ, cũng như luôn nhận được sự giúp đỡ và chăm sóc cần thiết.

Trích sách "Mẹ Việt nuôi dạy con kiểu Bắc Âu" (NXB Kim Đồng) của tác giả Linh Phan sắp được xuất bản tới đây.

XEM THÊM

khong ap luc vi can nang cua con bo me na uy ap luc vi co the bi tuoc quyen nuoi con bat cu luc nao ‘Bạo lực không phải là giáo dục, bạo lực là bất lực, giận dữ và đau đớn’

Qua bạo lực thể chất và tinh thần, qua những gì mà chúng ta thực hành hàng ngày, chúng ta dạy con rằng bạo lực ...

khong ap luc vi can nang cua con bo me na uy ap luc vi co the bi tuoc quyen nuoi con bat cu luc nao 13 quy tắc ứng xử văn minh cần dạy con trước 6 tuổi

Một trong những mục tiêu quan trọng trong nuôi dạy con giai đoạn 0-6 tuổi là rèn cho con cách ứng xử văn minh nơi ...

khong ap luc vi can nang cua con bo me na uy ap luc vi co the bi tuoc quyen nuoi con bat cu luc nao Tại sao con đánh em?

Nếu để ý, cha mẹ sẽ thấy, bất kể một em bé nào khi mới được lên chức anh/ chị, sẽ không lao vào đánh ...

khong ap luc vi can nang cua con bo me na uy ap luc vi co the bi tuoc quyen nuoi con bat cu luc nao 'Làm mẹ, phải ghê gớm!'

Khi đã gây dựng được cho con 1 nền tảng ý thức tư duy, bạn sẽ hưởng thụ tuổi 50 với sự nhàn hạ ngọt ...

chọn
'Quy hoạch NOXH ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi là không khả thi'
Theo đại diện Ban Quản lý các Khu chế xuất và công nghiệp TP HCM, so với các dự án nhà ở thông thường, việc xây dựng NOXH phức tạp hơn. Chẳng hạn như việc chọn địa điểm xây dựng, nếu NOXH được quy hoạch ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi thì sẽ không khả thi do di chuyển hàng ngày bất tiện.