Khi các mẹ theo dõi chiều cao, cân nặng của bé, hãy so sánh với bảng chuẩn chiều cao cân nặng của trẻ 2019, chỉ cần các chỉ số của bé nằm trong vùng "Trung bình" là được.
Nếu chỉ số của bé thấp hơn so với chuẩn mẹ cần điều chỉnh chế độ dinh dưỡng, vận động, chăm sóc bé giúp bé phát triển toàn diện, khỏe mạnh, phát triển chiều cao tốt hơn.
Nếu bé có chỉ số vượt chuẩn thì đây là một con số lí tưởng. Tuy nhiên nếu chỉ số cao hơn con số trung bình quá nhiều mẹ cũng cần phải đưa con đi khám, kiểm tra tại bác sĩ dinh dưỡng uy tín.
Dưới đây là bảng chuẩn chiều cao cân nặng của trẻ 2019 dành cho bé trai.
Bảng chuẩn chiều cao cân nặng của trẻ 2019 dành cho bé trai.
Ghi chú: SD là viết tắt của từ standard deviation, tức là sự lệch chuẩn.
WHO đánh dấu:
- (-)SD: lệch chuẩn dạng thiếu cân
- M: Đạt chuẩn
- (+)SD: lệch chuẩn dạng thừa cân
Tuy nhiên, khoảng dao động từ -1SD đến +1SD được xem là phát triển bình thường, <-2SD và >+2SD là có nguy cơ thiếu hoặc thừa cân.
Xem thêm: Bảng cân nặng và chiều dài thai nhi 2019 cập nhật mới nhất
Theo WHO tốc độ tăng trưởng của trẻ sẽ theo từng giai đoạn.
Bé sơ sinh được sinh ra thường có cân nặng từ 2,8 - 3,2kg và cao trung bình từ 50 - 53cm.
Giai đoạn từ 0 - 6 tháng tuổi trẻ tăng trưởng cân nặng mạnh mẽ nhất, trung bình khoảng 600g/ tháng và đặc biệt khi trẻ 6 tháng tuổi cân nặng sẽ gấp đôi lúc mới sinh. Chiều cao trung bình tăng được khoảng 2,5cm/ tháng.
Giai đoạn từ tháng thứ 7 - 12 tốc độ tăng trưởng sẽ giảm so với giai đoạn trước, chiều cao tăng khoảng 1,5cm/ tháng, cân nặng khoảng 400 - 500g/ tháng.
Sang giai đoạn sau từ 1 tuổi trở đi tốc độ tăng trưởng của trẻ chậm dần, mỗi năm tăng được khoảng 10 - 12cm và từ 2 tuổi - trước giai đoạn dậy thì.
Với bé trai 10 - 12 tuổi chiều cao trung bình có thể tăng được khoảng 6 - 7cm/ năm.
Lối sống 06:45 | 04/06/2019
Lối sống 15:34 | 19/04/2019
Lối sống 10:16 | 12/04/2019
Lối sống 07:50 | 29/06/2018
Lối sống 07:45 | 29/06/2018
Lối sống 12:00 | 08/06/2018
Lối sống 04:38 | 28/05/2018
Lối sống 13:32 | 05/03/2018