Không tuyển thí sinh nói ngọng vào sư phạm: Tiếng địa phương có phải nói ngọng?

ĐH Sư phạm Hà Nội không tuyển thí sinh nói ngọng vào ngành sư phạm, vậy tiếng địa phương có phải nói ngọng và có được thi hay không?

Thế nào là nói ngọng?

ĐH Sư phạm Hà Nội vừa công bố phương án tuyển sinh 2019. Theo đó, nhà trường không tuyển thí sinh nói ngọng vào các ngành đào tạo giáo viên. Vậy thế nào là nói ngọng? Nói ngọng có giống nói tiếng địa phương?

Để làm rõ vấn đề này, chúng tôi có cuộc trao đổi với PGS.TS Ngôn ngữ học Nguyễn Thị Phương Trang, Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn TP HCM .

Bà Trang cho biết: "Nói ngọng là khái niệm dùng để chỉ tật phát âm không rõ, không chính xác do bộ máy phát âm của người nói bị dị tật hay khiếm khuyết. Điều này khác với việc phát âm nhầm lẫn, nhịu giữa âm này và âm khác do ảnh hưởng của cách phát âm ở một số vùng phương ngữ, hoặc do thói quen phát âm từ nhỏ.

Ví dụ, trong trường hợp 'nói ngọng lờ nờ (L/N)' mà nhiều người hay nói đến thực ra hoàn toàn không phải là nói ngọng mà là 'nói nhịu'. Chúng ta không nên đánh đồng hai hiện tượng trên.

Người nói hoàn toàn có khả năng phát âm chính xác âm [ L ] âm [ N ] vì bộ máy phát âm của họ không có vấn đề gì. Song, họ bị nhịu và lẫn giữa hai âm này. Tật nói nhịu này cũng có thể sửa được, nếu người nói có ý thức kiên trì luyện tập và thật tập trung chú ý khi phát âm các tiếng có âm đầu là [ L ], [ N ]", PGS.TS Phương Trang chia sẻ thêm.

Không tuyển thí sinh nói ngọng vào sư phạm: Tiếng địa phương có phải nói ngọng? - Ảnh 1.

ĐH Sư phạm Hà Nội không tuyển thí sinh nói ngọng vào ngành sư phạm. Ảnh: ĐHSP

Trước đó, trao đổi với chúng tôi, TS. Trịnh Tuấn Anh, Trưởng phòng Đào tạo ĐH Sư phạm Hà Nội cho biết, qui định không tuyển thí sinh nói ngọng của trường đã có từ lâu và điều này là phù hợp với đặc thù của ngành sư phạm. 

Trả lời câu hỏi về việc "phân biệt giữa khái niệm nói ngọng và nói tiếng địa phương", lãnh đạo Phòng Đào tạo (ĐH Sư phạm Hà Nội) cho hay:

"Việc không tuyển thí sinh nói ngọng là qui định chung của nhà trường nhưng cũng không nên phận biệt chi tiết như vậy. Hiện có rất nhiều sinh viên quê gốc ở miền Trung dù nói tiếng địa phương (ví dụ quê ở Nghệ An, Hà Tĩnh...) nhưng vẫn theo học tại trường bình thường.

Hơn nữa, trong nhiều năm qua, gần như chưa có trường hợp thí sinh nào vi phạm qui định về nói ngọng mà được tuyển vào trường, cũng như chưa có các em nói tiếng địa phương, vùng miền nào mà bị buộc thôi học cả".

Nói ngọng rất khó làm giáo viên

Chia sẻ quan điểm về vấn đề này, TS Hoàng Ngọc Vinh - Nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo dục chuyên nghiệp, Bộ GD& ĐT, cho hay: "Thầy cô giáo phải có chuẩn mực về giọng. Nói ngọng, nói lắp rất khó được tuyển làm giáo viên. 

Nếu thí sinh nói ngọng muốn học ngành sư phạm nhưng định hướng sau khi ra trường là làm các công việc liên quan đến nghiên cứu giáo dục, không liên quan đến giảng dạy thì các trường cũng nên tạo điều kiện. Trong trường hợp này, trường nên khuyến cáo trước để học sinh hiểu được và chịu trách nhiệm với quyết định của mình", TS Hoàng Ngọc Vinh nói.

Giáo viên Nguyễn Viết Đăng Du, Trường THPT Lê Qúy Đôn (TP HCM) cho rằng: "ĐH Sư phạm Hà Nội không tuyển nói ngọng là qui đinh đúng, vì mỗi nghề có đặc thù riêng. Công cụ hành nghề của giáo viên là giọng nói và phải chuẩn nên qui định trên là cần thiết, nhất là giáo viên bậc tiểu học. Giáo viên dùng giọng nói để giảng bài nên việc nóng ngọng, nói lắp sẽ khiến họ không hoàn thành nhiệm vụ", thầy Du nói.

Cùng quan điểm, giáo viên Ngữ văn Võ Kim Bảo, Trường THCS Nguyễn Du (Quận 1) nói: "Theo tôi, việc không tuyển thí sinh có giọng nói ngọng, nói lắp vào ngành sư phạm là hoàn toàn có cơ sở. Việc giáo viên nói ngọng, nói lắp ảnh hưởng rất lớn đến việc giảng dạy và khả năng tiếp thu bài giảng của học sinh. Trong quá trình giảng dạy, để học sinh có thể tiếp thu bài giảng của mình, không ít giáo viên đã chủ động luyện tập, điều chỉnh giọng nói. 

Tôi chưa phải học một giáo viên nào nói ngọng, nói lắp, nhưng đã từng học với những giáo viên nói giọng địa phương. Tất nhiên là việc học ban đầu khá khó khăn. Thấy vậy, giáo viên dạy tôi đã chủ động rèn luyện giọng nói để giúp học trò tiếp thu rõ hơn. Rèn luyện giọng nói là điều hoàn toàn khả thi, các bạn học sinh có ý định học ngành sư phạm tất nhiên phải lưu ý điều này", ông Võ Kim Bảo, chia sẻ.

Theo ông Phạm Thái Sơn, Giám đốc tuyển sinh, ĐH Công nghiệp Thực phẩm TP HCM, qui định không tuyển thí sinh nói ngọng vào ngành sư phạm là hợp lí: "Giáo viên rất quan trọng ở giọng nói. Nếu các em bị khiếm khuyết về giọng nói vẫn lựa chọn nghành sư phạm sẽ khó phát triển được nghề nghiệp của mình. 

Vậy nên, trường sư phạm đưa ra qui định trên là đúng. Nếu để các em nói ngọng chọn ngành sư phạm rồi khi đi làm không đáp ứng được công việc thì còn tệ hơn là ngăn các em ngay từ đầu".

"Nói ngọng ảnh hưởng tới uy tín cả nền giáo dục"'Nói ngọng ảnh hưởng tới uy tín cả nền giáo dục' Hà Nội 10 năm sửa ngọng "l, n" chưa thành côngHà Nội 10 năm sửa ngọng 'l, n' chưa thành công Hà Nội: Những chú chó không rọ mõm vẫn "ngông nghênh" đi dạo công viênHà Nội: Những chú chó không rọ mõm vẫn 'ngông nghênh' đi dạo công viên
chọn
Hình ảnh đường kết nối Hà Nội - Bắc Giang qua cầu Xuân Cẩm vừa thông xe
Tuyến đường kết nối từ nút giao Bắc Phú, cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên đến cầu Xuân Cẩm ở Sóc Sơn, Hà Nội dài 4,2 km vừa thông xe kỹ thuật.