Làm việc quá sức và lười đẻ - hồi chuông cảnh báo với người Nhật

Ở Nhật Bản, người ta dễ dàng bắt gặp cảnh lao động ngủ mê mệt trên tàu điện ngầm hoặc nơi công cộng. Tình trạng người dân làm việc quá sức và lười sinh con đang đẩy dân số Nhật Bản rơi vào tình trạng khủng hoảng, kéo theo những hệ luỵ kinh tế - xã hội khôn lường. 
lam viec qua suc va luoi de hoi chuong canh bao voi nguoi nhat Giới trẻ cự tuyệt với sex và hôn nhân, dân số Nhật giảm báo động
lam viec qua suc va luoi de hoi chuong canh bao voi nguoi nhat Làm việc đến chết - cái giá đổi lấy tăng trưởng kinh tế

Nửa đêm, Takehiro Onuki, nhân viên bán hàng cho một công ty thép tại Nhật Bản, mới kết thúc ngày làm việc kéo dài 16 tiếng và hối hả bắt chuyến tàu muộn nhất trong ngày về nhà. Vội vàng ăn bữa tối là chiếc sandwich mua ở tiệm tạm hoá, Onuki nhanh chóng lên giường. Bên cạnh anh, người vợ Yoshiko cũng đang chợp mắt sau 11 tiếng làm việc. Lúc này đã gần 2 giờ sáng. Onuki đặt đồng hồ báo thức lúc 7 giờ, sẵn sàng lặp lại một chu kì làm việc mệt mỏi như bao ngày.

Natsuko Fujimaki, 36 tuổi, giám đốc một trung tâm dạy Tiếng Anh và cũng là chị gái của Onuki, cho biết cô em dâu Yoshiko nhiều lần nhắn tin than thở về những ca làm việc kéo dài ở công ty.

"Ngày nào cô ấy cũng làm việc đến kiệt sức", Natsuko kể lại với phóng viên Business Insider. Trong lớp học đặc biệt Natsuko tổ chức vào thứ 7 hai buổi mỗi tháng, có khoảng 15 người phụ nữ cùng chia sẻ với nhau về lịch trình bận rộn và kinh nghiệm làm việc ở cơ quan cũng như chăm lo cho gia đình. Cũng như Yoshiko, họ vừa hoàn thành 10 tiếng làm việc ở công ty, vừa phải về lo cơm nước. Họ hiếm khi có được thời gian rảnh và ngày càng cảm thấy cô đơn.

lam viec qua suc va luoi de hoi chuong canh bao voi nguoi nhat
Một nhân viên chuẩn bị ra về trong ngày "Nói không với làm việc quá thời gian" ở Tokyo, Nhật Bản. Ảnh: Issei Kato/Reuters

Theo Natsuko, người Nhật gọi những lao động trẻ như vợ chồng Yoshiko và Onuki là “majime” - những người luôn muốn thể hiện tốt nhất cả ở cơ quan lẫn trong gia đình.

"Ai cũng muốn hoàn thành công việc một cách hoàn hảo", Natsuko cho biết. Tuy nhiên, khi đã dành hết năng lượng để kiếm tiền mua đồ ăn và trả phí sinh hoạt, họ chỉ còn đủ thời gian lên giường đi ngủ vào lúc 2 giờ sáng với một cái bụng còn đầy thức ăn chưa kịp tiêu hoá.

Trong hai thập kỷ qua, câu chuyện về những lao động kiệt sức do làm việc ngày càng phổ biến. Nhiều cặp gia đình trẻ mới cưới bất lực nhìn thời gian rảnh rỗi bị công việc cướp đi, đẩy đất nước này vào một cuộc khủng hoảng dân số chưa từng thấy. Chỉ trong 5 năm qua, tỷ lệ sinh ở Nhật Bản chỉ còn ở mức 1,41 trẻ em/phụ nữ, tổng dân số giảm xuống 1 triệu người, trong khi đó, tổng sản phẩm quốc nội GDP thâm hụt hàng nghìn tỷ USD.

Business Insider dẫn lời Mary Brinton, một nhà nghiên cứu xã hội tại đại học Harvard, Mỹ, cho biết nếu tình trạng này tiếp tục xảy ra, nền kinh tế đứng thứ 3 thế giới sẽ còn tiếp tục lao dốc. "Các gia đình sắp bị xoá sổ”, bà Brinton cảnh báo.

lam viec qua suc va luoi de hoi chuong canh bao voi nguoi nhat
Lớp học đặc biệt của Natsuko Fujimaki là nơi những lao động nữ chia sẻ về kinh nghiệm đi làm và chăm sóc gia đình nhằm giải toả áp lực và giảm bớt sự cô đơn. Ảnh: Natsuko Fujimaki

Yoshiko thừa nhận cả hai vợ chồng cô đều cảm thấy mệt mỏi đến mức không còn hứng thú làm việc và muốn tìm việc mới. Cô thậm chí còn lo lắng cho kế hoạch có con trong tương lai.

Theo Frances Rosenbluth, nhà nghiên cứu tại Đại học Yale, Mỹ, việc phụ nữ Nhật Bản có con đồng nghĩa với việc họ khó quay trở lại thị trường lao động. “Đó như là một hình phạt cho các bà mẹ. Vấn đề nằm ở chỗ chính các công ty tuyển dụng lại không hợp tác với chính phủ trong việc giải quyết khủng hoảng dân số”, Rosenbluth chia sẻ.

Dưới 10% quản lý ở Nhật Bản là phụ nữ. Nhiều công ty cho rằng thuê lao động nữ vào làm việc là sự đầu tư kém hiệu quả, bởi họ sẽ nghỉ thai sản. Điều này càng đẩy phụ nữ Nhật Bản lao vào làm việc thay vì lên đẻ con.

Công ty quảng cáo Dentsu của Nhật mới ban hành nhiều chính sách nhằm đảm bảo nhân viên được nghỉ ngơi, sau vụ việc một nhân viên 24 tuổi tự tử do áp lực công việc. Theo đó, mỗi lao động bắt buộc phải nghỉ đủ 5 ngày trong vòng nửa năm và công ty sẽ tắt đèn sau 10 giờ tối để buộc nhân viên trở về nhà. Nhiều công ty khác tại đây bắt đầu triển khai chính sách tương tự.

lam viec qua suc va luoi de hoi chuong canh bao voi nguoi nhat
Nhiêu chuyện gia nhận định chính phủ Nhật Bản chưa có những giải pháp hiệu quả nhằm giải quyết khủng hoảng dân số. Ảnh: Chris Gladis/Flickr

Tuy nhiên, Rosenbluth cho rằng chính phủ Nhật Bản chưa làm tròn trách nhiệm trong việc giải quyết bình đẳng giới, được cho là nguyên nhân dẫn đến khủng hoảng dân số. 5 năm sau ngày nhậm chức, Thủ tướng Shinzo Abe mới thừa nhận tầm nghiêm trọng của vấn đề. Các sự kiện hẹn tò tốc độ, các lớp học dạy kỹ năng làm cha mới được mở ra nhiều hơn để người độc thân có cơ hội lập gia đình.

“Thật tuyệt khi thấy chính quyền bắt đầu quan tâm giải quyết vấn đề này”, Rosenbluth nói. “Nhưng theo tôi, những giải pháp này không hiệu quả”.

Bà đề xuất một số chính sách như giảm thuế nhằm khuyến khích các tập đoàn, công ty ưu tiên sử dụng lao động nữ. Nhà nghiên cứu Brinton thậm chí còn cho rằng điều đó vẫn chưa đủ.

“Những gì ông Abe thực hiệ không vì bình đẳng giới mà, vẫn chỉ để nâng cao hiệu quả nền kinh tế và giải quyết tình trạng lão hoá. Nhật Bản sắp cạn kiệt nguồn lao động nếu phụ nữ không bắt đầu đẻ con”.

chọn
Toàn cảnh vị trí dự kiến quy hoạch cầu đường sắt vượt sông Ninh Cơ ở Trực Ninh, Nam Định
Một cầu đường sắt dự kiến được xây dựng vượt sông Ninh Cơ thuộc địa bàn các xã Trực Mỹ, Trực Đại, huyện Trực Ninh, Nam Định.