Lần đầu tiên trong lịch sử, Huawei vượt Qualcomm trở thành nhà cung cấp chất bán dẫn hàng đầu Trung Quốc

Trong quý đầu năm 2020, đơn vị thiết kế chip HiSilicon của Huawei đã vượt Qualcomm, trở thành nhà cung cấp chất bán dẫn cho điện thoại thông minh hàng đầu tại thị trường Trung Quốc.

Huawei vượt Qualcomm trong mảng chip điện thoại tại Trung Quốc

Lần đầu tiên trong lịch sử, HiSilicon - đơn vị thiết kế chất bán dẫn của Huawei, đã đánh bại Qualcomm và trở thành nhà cung cấp chip số 1 của Trung Quốc. 

Trong quý đầu tiên của năm 2020, HiSilicon đã xuất xưởng 22,21 triệu bộ vi xử lí điện thoại thông minh, gần bằng doanh số cùng kì năm ngoái, theo một báo cáo của CINNO Research - một công ty nghiên cứu thị trường có trụ sở tại Trung Quốc. 

Với doanh số này, HiSilicon đã vươn lên chiếm 43,9% thị trường chất bán dẫn dành cho điện thoại thông minh tại Trung Quốc.

Lần đầu tiên trong lịch sử, Huawei vượt qua Qualcomm trở thành nhà cung cấp chất bán dẫn hàng đầu Trung Quốc - Ảnh 1.

Huawei vượt Qualcomm trong mảng chip điện thoại tại Trung Quốc. (Ảnh: AFP).

Trong khi đó, đối thủ của hãng, một ông lớn công nghệ của Mỹ là Qualcomm, mặc dù không tiết lộ doanh số bán hàng, nhưng cho biết thị phần đã giảm mạnh từ 48,1% xuống còn 32,8% trong 3 tháng đầu năm 2020. Dịch Covid - 19 được cho là đã có những tác động không nhỏ đến tình hình kinh doanh của Qualcomm tại Trung Quốc.

HiSilicon được biết đến là một đơn vị thiết kế chip, với sản phẩm là những con chip Kirin, được sử dụng trong những mẫu điện thoại của Huawei.

Sự phát triển của HiSilicon tại Trung Quốc phản ánh một thực tế, rằng Huawei đã ngày càng tập trung vào thị trường nội địa kể từ khi nó được đưa vào danh sách đen của Mỹ năm 2019. 

Hành động của Mỹ đã hạn chế công ty Trung Quốc truy cập vào những công nghệ của Mỹ, bao gồm hệ điều hành Android của Google. 

Mặc dù đây không phải là một vấn đề lớn ở Trung Quốc, nơi những dịch vụ Google như Gmail đã bị cấm từ lâu, nhưng nó đã có tác động lớn tới người tiêu dùng ngoài Trung Quốc - những người phụ thuộc vào các ứng dụng đó.

Xiaomi, Oppo chới với khi Huawei mạnh lên tại thị trường nội địa

Bắt đầu tập trung vào thị trường nội địa, smartphone Huawei đã tăng gấp đôi thị phần tại Trung Quốc. Ngay trong quý đầu tiên của năm 2020, khi dịch bệnh hoành hành tại đất nước tỉ dân, doanh số bán hàng của Huawei vẫn tăng 6% so với cùng kì năm ngoái, theo báo cáo từ Counterpoint Research. 

Huawei cũng đã cố gắng giảm sự phụ thuộc vào các linh kiện của Mỹ bằng việc sử dụng chip điện thoại “cây nhà lá vườn” của chính mình.

Tuy vậy, sự tăng trưởng của Huawei cũng được đánh đổi bằng sự tăng trưởng của các hãng điện thoại nội địa Trung Quốc, một trong những khách hàng lớn nhất của Qualcomm.

Lần đầu tiên trong lịch sử, Huawei vượt qua Qualcomm trở thành nhà cung cấp chất bán dẫn hàng đầu Trung Quốc - Ảnh 2.

Các thương hiệu điện thoại nội địa Trung Quốc bị tổn thương khi Huawei mạnh lên. (Ảnh: CNBC).

Vào tháng 8/2019, Giám đốc điều hành Qualcomm - Steve Mollenkopf, nói rằng việc Huawei tập trung vào thị trường trong nước đang làm tổn thương công ty Mỹ.

Cụ thể, sau khi bị cấm xuất khẩu, Huawei đã chuyển trọng tâm sang xây dựng thị phần tại thị trường nội địa Trung Quốc. Cũng trong thời gian đó, theo nghiên cứu của Canalys, doanh số bán hàng của Oppo và Xiaomi đã giảm tương ứng.

Nhìn chung, thị trường điện thoại thông minh đã suy yếu nhiều khi dịch Covid - 19 bùng phát ở nhiều quốc gia, khiến các hoạt động kinh doanh buôn bán bị ngừng trệ trong nhiều tuần hoặc nhiều tháng.

Tại Trung Quốc, dữ liệu chính thức được Chính phủ nước này công bố cho thấy, doanh số bán hàng điện thoại thông minh đã giảm 23,3% trong tháng 3, sau khi sụt giảm tới 56% trong tháng 2.

Trong khi đó, các lô hàng trong quý đầu tiên của Apple có khả năng chỉ giảm 1% so với năm ngoái, Counterpoint Research cho biết.

Dự đoán này phù hợp với báo cáo của CINNO Research cho thấy thị phần chip của Apple về cơ bản vẫn không thay đổi. Được biết, Apple tự thiết kế chip riêng cho những mẫu iPhone của mình.

chọn
Hai thách thức lớn của Long Hậu
Đánh giá về 2024, Long Hậu cho rằng các chính sách pháp luật có nhiều thay đổi, là một trong những rủi ro ảnh hưởng đối với các nhà phát triển khu công nghiệp. Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp ngoài ngành bắt đầu chuyển hướng đầu tư sang BĐS công nghiệp cũng làm gia tăng sự cạnh tranh trong lĩnh vực này.