Lên phương án sớm cứu vải thiều

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đề nghị các địa phương cần xây dựng kịch bản, chuẩn bị các phương án căn cơ để nhãn, vải thiều được mùa nhưng không mất giá.
len phuong an som cuu vai thieu

Vải thiều (Lục Ngạn, Bắc Giang) vào mùa thu hoạch năm 2017 - Ảnh: QUANG THẾ

Yêu cầu trên của Nguyễn Xuân Cường được đưa ra tại hội nghị chăm sóc và tiêu thụ nhãn, vải thiều các tỉnh trọng điểm phía Bắc niên vụ 2018 diễn ra vào sáng 18-4 do Bộ Nông nghiệp - Phát triển nông thôn phối hợp cùng các tỉnh Lạng Sơn, Hải Dương, Bắc Giang, Sơn La, Hưng Yên tổ chức.

Theo ông Nguyễn Hồng Sơn, Cục trưởng Cục Trồng trọt, vải và nhãn là hai loại cây ăn quả chủ lực của các tỉnh miền Bắc với tổng diện tích năm 2017 là 98.000ha, chiếm 27% tổng diện tích cây ăn quả miền Bắc.

Dự tính, năm 2018 sản lượng vải 3 tỉnh ước đạt trên 217.000 tấn (Bắc Giang trên 150.000 tấn, Hải Dương 55.000 tấn, Hưng Yên 12 nghìn tấn).

Sản lượng nhãn của Hưng Yên và Sơn La khoảng 80.000 tấn (Hưng Yên ước đạt 41.200 tấn, Sơn La khoảng 38.000 tấn).

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang Nguyễn Thị Thu Hà cho biết tỉnh này xác định vải là cây chủ lực trong phát triển kinh tế và diện tích trồng vải năm nay gần 29.000ha, sản lượng đạt 150.000- 180.000 tấn (tăng 90.000 tấn, gần 2 lần so với 2017). "Sản lượng tăng mạnh cũng sẽ áp lực trong việc tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm.

Do thời gian thu hoạch ngắn, khó khăn nhất là khâu sơ chế, bảo quản, chủ yếu bảo quản trong thùng xốp ướp lạnh nên việc xuất khẩu thị trường xa gặp nhiều khó khăn", bà Hà nêu vấn đề.

len phuong an som cuu vai thieu

Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường chủ trì hội nghị chăm sóc và tiêu thụ nhãn, vải thiều các tỉnh trọng điểm phía bắc niên vụ 2018 - Ảnh: CHÍ TUỆ

Theo Cục trưởng Nguyễn Hồng Sơn, tỉ trọng vải tiêu thụ nội địa hiện đạt khoảng 50% và đang có xu hướng gia tăng (Hà Nội, TP.HCM là những thị trường tiêu thụ lớn).

Đến nay, vải đã được kết nối tiêu thụ trong hệ thống phân phối bán lẻ tại mạng lưới các siêu thị lớn Metro, Co.opmart, Happro, BigC... và các chợ đầu mối và được xuất khẩu đến nhiều quốc gia như Trung Quốc, Mỹ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc, Malaysia...

Nhưng Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn Trần Công Trưởng cho biếtTrung Quốc hiện đang áp dụng chính sách chính ngạch, vì vậy để hàng hoá thuận lợi xuất sang Trung Quốc, các địa phương tuyên truyền đến các doanh nghiệp, các đơn vị tiêu thụ chú trọng đến việc dán tem truy xuất nguồn gốc và xin giấy phép chụp hình ảnh bao bì nhãn mác, bởi đây là yếu tố vô cùng quan trọng.

Bà Hà - Phó chủ tịch tỉnh Bắc Giang, vì vậy đề xuất các bộ, ngành sớm đàm phán với Trung Quốc để tháo gỡ khó khăn về chất lượng sản phẩm và truy xuất nguồn gốc sản phẩm vải xuất khẩu, đồng thời đề nghị phía Trung Quốc đồng ý mô hình thông quan "2 quốc gia, 1 kiểm tra".

len phuong an som cuu vai thieu Bán nguyên liệu làm bánh trôi ngày lễ Hàn Thực thu lãi lớn cả triệu đồng

Theo truyền thống, cứ đến ngày 3/3 âm lịch, người dân lại đổ xô đi mua bánh trôi, bánh chay và nguyên liệu làm các ...

len phuong an som cuu vai thieu Hoa loa kèn đầu mùa xuống phố được bán với giá ‘chát’

Dọc theo các con phố ở Hà Nội, dường như nơi nào cũng có sự xuất hiện của những đoá hoa loa kèn sớm, một ...

chọn
BĐS Hồ Gươm đang tiến vào khu đô thị hơn 126 ha ven Vành đai 4 sau thương vụ 45 tỷ đồng
Sau khi cổ phần hóa, Viwaseen cùng đối tác DAF đã nhượng lại quyền phát triển khu đô thị hơn 126 ha ven Vành đai 4 Hà Nội cho Công ty CP Đầu tư Bất động sản Hồ Gươm với khoản tiền 45 tỷ đồng.