Vừa qua, Liên danh Tập đoàn Vingroup - CTCP và Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam đã công bố Báo cáo đánh giá tác động môi trường của Dự án thành phần 1: Đầu tư xây dựng cao tốc Bắc - Nam phía Tây đoạn Gia Nghĩa (Đắk Nông) - Chơn Thành (Bình Phước).
Tuyến cao tốc Gia Nghĩa (Đắk Nông) - Chơn Thành (Bình Phước) đã được đưa vào quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Qua quá trình làm việc Chính phủ đã đồng ý đưa tuyến đường này vào kế hoạch đầu tư xây dựng giai đoạn 2021 - 2025, dự kiến hoàn thành trước năm 2025.
Tuyến cao tốc này khi triển khai sẽ hình thành trục dọc kết nối vùng Tây Nguyên với vùng Đông Nam Bộ, kết nối các tỉnh Bình Phước, Đắk Nông và các địa phương khác trong vùng với Thành phố Hồ Chí Minh; tạo không gian, động lực phát triển mới cho vùng Tây Nguyên và vùng Đông Nam Bộ.
Khai thác tiềm năng sử dụng đất, phát triển du lịch, công nghiệp chế biến, công nghiệp khai thác khoáng sản, từng bước cơ cấu lại kinh tế vùng Tây Nguyên.
Phối cảnh cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành. (Ảnh: UBND tỉnh Đắk Nông).
Theo Liên danh Tập đoàn Vingroup - CTCP và Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (nhà đầu tư đề xuất dự án), dự án có tổng chiều dài khoảng 124 km, đi qua địa bàn 22 xã thuộc 5 huyện bao gồm huyện Đắk R’Lấp, tỉnh Đắk Nông; các huyện Bù Đăng, Đồng Phú, thị xã Chơn Thành, và TP Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước.
Điểm đầu tuyến giao với QL 14 hiện hữu thuộc địa phận xã Kiến Thành, huyện Đắk R’Lấp, tỉnh Đắk Nông; giao với đường Hồ Chí Minh (QL 14 hiện hữu) tại khoảng Km 1923+400.
Điểm cuối giao với đường Hồ Chí Minh đoạn Chơn Thành - Đức Hòa, thuộc địa phận thị xã Chơn Thành, tỉnh Bình Phước.
Hướng tuyến cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành. (Ảnh chụp từ văn bản).
Về diện tích đất phục vụ dự án, dự án sẽ thực hiện giải phóng mặt bằng theo quy mô hoàn chỉnh 6 làn xe theo quy hoạch. Tổng diện tích đất để thực hiện Dự án thành phần 1 là khoảng 1.110 ha.
Trong đó, đất nông nghiệp các loại khoảng 1.051 ha; đất trồng lúa khoảng 1,58 ha; đất ở khoảng 12,15 ha; đất rừng sản xuất khoảng 46 ha.
Công tác thu hồi đất, phá dỡ giải phóng mặt bằng sẽ được thực hiện bởi các dự án thành phần: Dự án thành phần 4 – Bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đoạn qua tỉnh Đắk Nông; và Dự án thành phần 5 – Bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đoạn qua tỉnh Bình Phước.
Về hướng tuyến cụ thể, đoạn qua địa phận huyện Đắk R’Lấp bao gồm đoạn QL 14 – ĐT 685, tuyến giao với đường Hồ Chí Minh (QL 14 hiện hữu) tại khoảng Km 1923+400, tuyến căt đường điện cao thế 500 KV (tuyến Daknong - Cầu Bông) tại lý trình Km0+780 (tĩnh không dây khoảng 17,5 m).
Đoạn tuyến này tuyến cao tốc cắt qua các đường giao thông nông thôn tại lý trình (Km2+020 Km2+200, Km2+800…) dân cư tập trung tại các vị trí giao cắt với các đường giao thông nông thôn này.
Đoạn từ ĐT 685 – Km11+600, tuyến sẽ cắt qua các điểm tụ thủy và đồi bát úp do đặc điểm địa hình đặc trưng, đoạn này tuyến cắt một phần qua hồ Cầu Tư, thượng nguồn của suối Đắk Kêh và các nhánh thượng nguồn của suối Đắk Sin. Dân cư đoạn này thưa thớt, một số ít nhà cấp 4 của dân xây dựng tại vườn để phục vụ canh tác
Đoạn Km11+600 - Km23+112.00 (tanh tỉnh Đắk Nông và Bình Phước), tuyến sẽ cắt qua suối Đắk Sin ở lý trình Km12+230, suối Đắk Gur Km16+440, suối Đắk Ker ở lý trình Km18+320, và suối Đắk Ru ở lý trình KM23+112 (ranh hai tỉnh).
Đoạn qua địa phận huyện Bù Đăng bao gồm đoạn Km 23+112 – Km33+420 (giao đường Trảng Cỏ - Bù Lạch) đoạn tuyến chủ yếu đi qua khu vực rừng cao su của Lâm Trường Bù Đăng. Đoạn này dân cư dọc tuyến thưa thớt, tập trung chủ yếu ở tại vị trí nút giao với đường Trảng Cỏ - Bù Lạch.
Đoạn KM33+420 (giao đường Trảng Cỏ - Bù Lạch) – Km46+360 (giao với đường ĐT 753B), tuyến bám theo hướng tuyến đường hiện hữu Phước Sơn – Đồng Nai, và cắt đường Phước Sơn – Đồng Nai được xử lý bằng cầu vượt ngang hoặc cống chui. Dân cư tập trung dọc theo đường Phước Sơn – Đồng Nai, thực vật chủ yếu là cây công nghiệp và rừng sản xuất.
Đoạn Km46+360 (giao với đường ĐT 753B) – Km56+440 (giao với đường tỉnh ĐT 753), tuyến cắt tại vị trí suối Đắk Quin (Km49+970), Đắk T’Moi (Km53+460). Đoạn này dân cư thưa thớt, chủ yếu tập trung tại các vị trí đường ĐT 753 (Sao Bọng- Đăng Hà).
Đoạn Km56+440 (giao với ĐT 753) – Km71+360 (ranh huyện Bù Đăng – Đồng Phú), đoạn tuyến sẽ cắt các sông suối như suối Đắk Quenne (Km57+640), suối Măng Tông (Km62+760), Suối Đá (Km63+600). Dân cư thưa thớt, chủ yếu sống tập trung đông tại vị trí các đường tỉnh ĐT 753B, đường tỉnh ĐT 312.
Đoạn qua địa phận huyện Đồng Phú, hướng tuyến bắt đầu từ ranh giới huyện Bù Đăng và huyện Đồng Phú tại Km71+360 (giao với ĐT 753B), tuyến tiếp tục đi về phía bên trái, đi song song và cách QL 14 hiện hữu từ 3 - 4 km.
Tuyến sẽ tiếp tục giao cắt với ĐT 741B (đường Đồng Phú - Bình Dương) tại khoảng Km76+480 và đường ĐT 753 tại khoảng Km89+472,80 - đến Km92+743.66 thì kết thúc địa phận huyện Đồng Phú. Chiều dài tuyến qua địa phận huyện Đồng Phú khoảng 21,4 km.
Đoạn qua địa phận TP Đồng Xoài, hướng tuyến bắt đầu từ ranh giới huyện Đồng Phú và TP Đồng Xoài tại Km92+743.66. Tuyến tiếp tục đi về bên trái QL 14 và đi trùng với đường Vành đai 2 của TP Đồng Xoài khoảng 18,6 km và cách QL 14 từ 1,5 – 4,5 km đến sông Nha Bích thì kết thúc địa phận TP Đồng Xoài.
Đoạn qua địa phận thị xã Chơn Thành, hướng tuyến bắt đầu từ ranh giới TP Đồng Xoài và thị xã Chơn Thành tại Km111+401.49 (sông Nha Bích). Tuyến tiếp tục đi về bên trái QL 14 cách từ 2,5 – 3,5 km và đi theo tim quy hoạch đến nút giao với cao tốc TP HCM – Thủ Dầu Một – Chơn Thành.
Sau đó tuyến tiếp tục đi theo đường dẫn khoảng 2 km và kết túc tại nút giao với đường Hồ Chí Minh đoạn Chơn Thành - Đức Hòa tại Km124+132.71. Chiều dài tuyến qua địa phận thị xã Chơn Thành khoảng 12,7 km
Về tiến độ thực hiện dự án, tuyến sẽ được chuẩn bị đầu tư từ năm 2024, cơ bản hoàn thành năm 2026 và đưa vào khai thác năm 2027.
Tổng mức đầu tư của dự án là 19.612 tỷ đồng (Mười chín nghìn sáu trăm mười hai tỷ đồng), trong đó vốn ngân sách Trung ương là 6.842 tỷ đồng, vốn của nhà đầu tư là 12.770 tỷ đồng.
Về các hạng mục chính của dự án, cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành sẽ xây dựng tuyến cao tốc quy mô phân kỳ 4 làn xe có tổng chiều dài khoảng 122 km, mặt cắt ngang từ 24,75 m - 25,5 m (4 làn xe cao tốc). Vận tốc thiết kế 100 km/h. Đoạn qua TP Đồng Xoài có bề rộng 25,5 m.
Cùng với đó, xây dựng đoạn tuyến kết nối với đường Hồ Chí Minh đoạn Chơn Thành – Đức Hòa thuộc địa phận tỉnh Bình Phước với chiều dài khoảng 2 km,
Xây dựng 8 nút giao liên thông gồm nút giao QL14 (nút giao đầu tuyến), nút giao ĐT 685, nút giao Trảng Cỏ - Bù Lạch, nút giao ĐT 755B, nút giao ĐT 753, nút giao ĐT 741, nút giao với đường Hồ Chí Minh đoạn Chơn Thành – Đức Hòa (nút giao cuối tuyến). Xây dựng 22 cầu vượt dòng chảy và 10 cầu cạn. Xây dựng 41 cống chui dân sinh.
Bố trí nút giao trên tuyến. (Ảnh chụp từ văn bản).
Dưới đây là thông tin cụ thể về 8 nút giao trên tuyến:
(Ảnh chụp từ văn bản).
Quy hoạch 07:00 | 08/02/2025
Quy hoạch 08:11 | 25/01/2025
Quy hoạch 09:33 | 18/01/2025
Quy hoạch 14:11 | 16/01/2025
Quy hoạch 13:58 | 06/01/2025
Quy hoạch 07:00 | 04/01/2025
Quy hoạch 19:30 | 02/01/2025
Quy hoạch 13:30 | 02/01/2025