Tổng mức đầu tư ban đầu của dự án metro Bến Thành - Suối Tiên năm 2007 là hơn 17,3 nghìn tỉ đồng, đến năm 2011 được điều chỉnh lên hơn 47,3 nghìn tỉ đồng (tăng thêm 30 nghìn tỉ đồng). Trong đó, vốn vay Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) là hơn 41,8 nghìn tỉ đồng, còn lại là vốn ngân sách thành phố.
Lí do khiến tổng mức đầu tư điều chỉnh tăng mạnh, báo cáo của Chính phủ giải thích là do sự biến động khách quan của giá nguyên liệu, nhiên liệu và việc tăng mức lương tối thiểu từ năm 2006 đến năm 2009.
Tuyến metro số 1 Sài Gòn gặp nhiều khó khăn trong giải ngân.
Ngoài ra, dự án được tăng khối lượng xây dựng nhằm đem lại hiệu quả đầu tư và khai thác cao hơn. Cụ thể, tăng đầu tư cho đầu máy, toa xe, trang thiết bị nhà ga nhằm đáp ứng nhu cầu tăng lưu lượng hành khách dự báo vào năm mục tiêu thiết kế là năm 2040 (thay vì năm 2020 như trong dự án đầu tư).
Điều đáng nói, từ năm 2011, UBND TP HCM đã phê duyệt điều chỉnh dự án tăng thêm 30 nghìn tỉ đồng “khi chưa được Chính phủ trình Quốc hội xem xét, quyết định”. Điều này đã khiến cho dự án “chưa chặt chẽ về cơ sở pháp lí” như đã nói ở trên. Đó cũng là lí do khiến có tiền mà chưa tiêu được cho dự án này.
Mới đây, dự án đã được các bộ ngành tháo gỡ khó khăn để tiếp tục triển khai.
Dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông được Bộ GTVT phê duyệt năm 2009 với tổng mức đầu tư hơn 550 triệu USD (gần 8.800 tỉ đồng) từ nguồn vốn vay ODA của Chính phủ Trung Quốc và vốn đối ứng trong nước. Sau đó, tổng mức đầu tư điều chỉnh tăng lên 868 triệu USD (18.000 tỉ đồng).
Đến nay qua 4 đời Bộ trưởng GTVT dự án vẫn chưa thể hoàn thành.
Kết luận của Kiểm toán Nhà nước từ cuối 2018 đã chỉ ra hàng loạt sai sót tại dự án này, như: đến hết tháng 6/2018, số vốn rót vào đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông theo báo cáo của chủ đầu tư khoảng 11.337 tỉ đồng, nhưng kết quả kiểm toán chỉ ghi nhận khoảng 8.679 tỉ đồng đã đầu tư vào dự án.
Số chênh lệch khoảng 2.656 tỉ đồng do chủ đầu tư tính sai khối lượng 360 triệu đồng, sai đơn giá 175 tỉ đồng, sai khác 698 tỉ đồng, chưa đủ điều kiện quyết toán hơn 1.600 tỉ đồng.
Dự án Cát Linh - Hà Đông vay vốn Trung Quốc chậm tiến độ nhiều năm. (Ảnh: Lương Bằng)
Cụ thể, dự toán nhiều hạng mục xây lắp, mua sắm vật tư, thiết bị đường sắt Cát Linh - Hà Đông chưa phù hợp với quy định pháp luật Việt Nam về quản lí định mức đơn giá, quản lí hợp đồng EPC với số tiền khoảng 889 tỉ đồng, chưa xác nhận được số tiền 1.659 tỉ đồng chủ đầu tư đã rót vào dự án.
Tuyến tàu điện ngầm số 2 Thành phố Hồ Chí Minh, tuyến Bến Thành - Tham Lương đi qua các quận 1, 3, 10, 12, Tân Bình, Tân Phú của TP HCM.
Tổng mức đầu tư của dự án đã được UBND TP HCM phê duyệt năm 2010 là hơn 26,1 nghìn tỉ đồng. Tổng mức đầu tư Chính phủ trình Quốc hội tại Tờ trình năm 2018 là 47,89 nghìn tỉ đồng, tăng thêm hơn 20 nghìn tỉ đồng.
UBND TP HCM đang đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn trước khi phê duyệt điều chỉnh dự án.
Vốn vay ODA từ các nhà tài trợ: Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), Ngân hàng Tái thiết Đức (KfW), Ngân hàng Đầu tư châu Âu (EIB) và nguồn vốn đối ứng từ ngân sách nhà nước.
Thời gian hoàn thành dự án theo dự án đầu tư được duyệt là năm 2018. Dự kiến điều chỉnh thời gian thực hiện dự án đến năm 2026. Cụ thể, sẽ tổ chức thi công từ năm 2021 đến năm 2026; kiểm tra, vận hành chạy thử và bàn giao khai thác cuối năm 2026.
Hiện dự án đã giải ngân được gần 1.000 tỉ đồng.
Tổng mức đầu tư được phê duyệt là 19.460 tỉ. Trong đó, vốn vay ODA là gần 14 nghìn tỉ đồng của Chính phủ Nhật Bản thông qua JICA, vốn đối ứng là trên 5,4 nghìn đồng.
Dự án được khởi động từ 2004. Nhưng đến nay, sau 15 năm vẫn chưa chính thức khởi công.
Dự án đã được bố trí và giải ngân vốn ODA từ năm 2009 đến nay là 842 tỉ đồng để thực hiện thiết kế kĩ thuật (từ năm 2009 đến năm 2014). Hiện nay, trong kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách nhà nước giai đoạn 2016 - 2020 được bố trí 2.500 tỉ đồng.
Đường sắt đô thị số 1 Hà Nội đội vốn gấp đôi, lên 3,5 tỉ USD
Tại quyết định phê duyệt ban đầu, dự án dự kiến thực hiện từ 2007 đến năm 2017. Đến nay, sau khi phê duyệt điều chỉnh, dự án dự kiến thực hiện từ năm 2017 đến năm 2024.
Theo báo cáo của Chính phủ, Dự án tuyến đường sắt đô thị số 1 là dự án có quy mô lớn, tính chất kĩ thuật phức tạp, được áp dụng công nghệ hiện đại và được đầu tư bằng nguồn vốn vay ODA, thường bị ràng buộc bởi các điều kiện vay trong quá trình đàm phán, ký kết hiệp định nên công tác triển khai thường bị kéo dài hơn so với các dự án khác.
Chỉ xét riêng cho giai đoạn I điều chỉnh (Khu tổ hợp Ngọc Hồi) dự kiến đến 2024 hoàn thành, trong khi đó công tác giải phóng mặt bằng đã thực hiện từ 2012 nhưng đến nay vẫn chưa hoàn thành do nguồn vốn đối ứng bố trí hàng năm không đáp ứng được so với nhu cầu.
Hiện còn một số ý kiến băn khoăn về chủ trương thực hiện, khả năng cân đối nguồn lực đầu tư của toàn dự án. Bởi ước tính tổng mức đầu tư toàn tuyến đường sắt đô thị số 1 (Yên Viên - Ngọc Hồi) khoảng 81.537 tỉ đồng mới đảm bảo mục tiêu của toàn dự án.
Gặp nhiều khó khăn với dự án tuyến metro số 1 Yên Viên - Ngọc Hồi, Bộ GTVT đã kiến nghị Chính phủ chuyển dự án về TP. Hà Nội làm chủ đầu tư.
Tuyến đường sắt đô thị số 2 TP Hà Nội, đoạn Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo
Dự án xây dựng đường sắt đô thị số 2 TP Hà Nội, đoạn Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo do liên danh Công ty CP tư vấn thiết kế Giao thông vận tải phía Nam và Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội lập dự án đầu tư.
Chiều dài đoạn tuyến Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo khoảng 11,5km, trong đó 8,9km đi ngầm, 2,6km chạy trên cao, với 7 ga ngầm và 3 ga trên cao. Quy mô sử dụng đất dự án khoảng 92ha.
Điểm đầu tuyến là khu đô thị mới Ciputra - đường Nguyễn Văn Huyên - Hoàng Quốc Việt - Hoàng Hoa Thám - Thụy Khuê - Phan Đình Phùng - Hàng Giấy - Hàng Đường - Hàng Ngang - Hàng Đào - Đinh Tiên Hoàng - Hàng Bài - điểm cuối giao phố Nguyễn Du.
Tuyến đường sắt dự kiến đưa vào vận hành vào năm 2015 nhưng đến nay chưa khởi công, thời gian hoàn thành xây dựng dự kiến vào năm 2027, chậm 12 năm so với kế hoạch.
Thời gian qua, TP Hà Nội đã điều chỉnh một số thông số kĩ thuật dự án so với thiết kế ban đầu được duyệt vào năm 2008 để bảo đảm an toàn chạy tàu.
Việc điều chỉnh các thông số kĩ thuật dự án và tình trạng chậm tiến độ dự án làm tổng vốn đầu tư dự án tăng thêm khoảng 16.000 tỉ đồng, tăng 82% vốn đầu tư.
Tổng mức đầu tư ban đầu dự án được TP Hà Nội phê duyệt năm 2008 khoảng 19.500 tỉ đồng, nay TP đề xuất Chính phủ tăng vốn lên 35.600 tỉ đồng. TP cam kết chịu trách nhiệm về tính chính xác trong điều chỉnh vốn đầu tư dự án.
Đô thị 08:29 | 13/07/2020
Nhà đất 08:06 | 13/07/2020
Kinh doanh 08:03 | 13/07/2020
Đô thị 08:03 | 13/07/2020
Kinh doanh 09:07 | 29/06/2020
Đô thị 06:02 | 29/06/2020
Du lịch 06:00 | 29/06/2020
Tiêu dùng 20:34 | 28/06/2020