Ly kỳ chuyện chăm ngựa bên trong trường đua 100 triệu đô

Bắt đầu công việc từ lúc 4h sáng, những nhân viên nuôi dưỡng kiêm nài ngựa phải chăm sóc những con ngựa đua với chế độ khắt khe và luôn coi sức khoẻ của ngựa như một phần cuộc sống và bản thân mình.
ly ky chuyen cham soc ngua dua Một ngày trong trường đua ngựa 100 triệu USD
ly ky chuyen cham soc ngua dua Chỉ sau đêm suy nghĩ, ông chủ Đại Nam bỏ cả trăm triệu đô xây trường đua ngựa

Video một ngày chăm sóc ngựa đua (Thực hiện: Văn Dũng):

Bới phân, ngửi nước tiểu ngựa để khám bệnh

Trong Trường đua Đại Nam vừa mới được xây dựng trên diện tích 60 ha, vốn đầu tư 100 triệu USD, đang hoạt động thử nghiệm với khoảng 80 con ngựa được tuyển chọn từ tỉnh Long An và Australia. Tại đây, hàng chục nhân viên nuôi dưỡng kiêm nài ngựa đang ngày đêm chăm sóc, tập luyện để chuẩn bị cho ngày hoạt động chính thức, dự kiến vào dịp giỗ Tổ Hùng Vương sắp tới.

ly ky chuyen cham soc ngua dua
Anh Phạm Minh Danh đang nhỏ thuốc cho con ngựa có tên Rosy bị đau mắt. Ảnh: Văn Dũng

Vốn là người gắn bó với ngựa từ lúc 14 tuổi, anh Phạm Minh Danh (42 tuổi, quê Long An), là người quản lý kiêm chăm sóc đàn ngựa đua trong KDL Đại Nam cho biết: “So với các con vật khác, việc chăm sóc ngựa khắt khe hơn. Mỗi sáng, chúng tôi phải quan sát các bộ phận cũng như tính khí của nó để có hướng chăm sóc tốt nhất”.

Theo những người nuôi ngựa đua lâu năm, khi đã gắn bó với nghề luôn coi đây nghiệp thay vì một công việc thuần túy như bao ngành nghề khác. “Đã là nghiệp thì phải đam mê, nên có thể nói người với ngựa gắn bó bằng mối dây tình cảm đặc biệt. Vì vậy, không ai quản công chăm sóc, huấn luyện mà còn yêu quý ngựa như con”, anh Danh chia sẻ.

Theo anh Danh, những con ngựa đua ở đây được nuôi với chế độ đặc biệt, ngoài cỏ non ngon nhất, còn cho ăn thêm lúa, đậu xanh, đậu nành, được tiêm thuốc bổ thường xuyên, thuốc sung, thuốc chống mỏi và nước uống phải thật sạch.

ly ky chuyen cham soc ngua dua
Mỗi con ngựa đua sẽ được nuôi dưỡng với chế độ đặc biệt. Ảnh: Văn Dũng

Mỗi buổi sáng, anh cùng các nài ngựa sẽ đi kiểm tra từng chuồng một, xem ngựa mắt có bị đỏ, chảy nước mắt hay không. Rồi kiểm tra tỉ mỉ phân và nước tiểu của ngựa để chẩn đoán tình trạng sức khoẻ của từng con.

Sau khi dọn dẹp vệ sinh chuồng trại, các nài ngựa sẽ đeo khớp gió rồi dẫn ngựa đi thể dục. Ngựa sẽ được nài cưỡi “phi” nước kiệu cho khung đường gần rồi phi nước đại ở khung đường xa để tăng sức bền, sự dẻo dai và tốc độ cho chiến mã. Dân trong nghề gọi là cưỡi ngựa “đi quần”, cực nhất vẫn là cho ngựa đi “dợt” dưới thời tiết nắng nóng.

Một nài – một ngựa

Đối với nài, ngựa như là một người bạn tri kỷ. Mỗi khi ngựa bị ốm, nài mất ăn mất ngủ tìm cách chữa trị cho “người bạn 4 chân”. Nhưng khi nhìn thấy ngựa khoẻ mạnh, hí vang, mỗi lần ra sân tập đều tung vó phi nước đại là nài mừng khôn xiết.

“Hồi mới chia tay với trường đua Phú Thọ và xa rời đàn ngựa, tui thấy lòng trống trải, buồn lắm, ăn ngủ không được, sút cả mấy ký luôn. Giờ đây được được trở lại bên cạnh chúng, tôi cảm giác như mình vừa được trở về nhà sau hàng chục năm xa cách vậy”, anh Nguyễn Minh Danh nói về sự gắn bó với ngựa.

ly ky chuyen cham soc ngua dua
Mỗi con ngưa đua sẽ được một nài chăm sóc riêng và gắn bó với nhau như tri kỷ. Mỗi khi ngựa bị ốm, nài mất ăn mất ngủ tìm cách chữa trị cho “người bạn 4 chân”.

Mỗi chú tuấn mã đều được một “cận vệ” chăm sóc riêng. Công việc thường ngày của nài ngựa bắt đầu buổi sáng bằng việc dẫn ngựa đi “dợt sương”, buổi chiều thì đi “dợt nắng”. Mỗi cử mất khoảng khoảng ba đến bốn tiếng đồng hồ. Đến gần ngày đua mới đem ngựa ra dợt lại cho chạy nhảy.

Ngoài ra, chế độ ăn uống, nghỉ ngơi của ngựa đua cũng được thực hiện rất khắt khe, mỗi buổi sáng, sau khi cho ngựa đi thể dục xong, đúng 9h sáng các nhân viên chăm sóc mới cho ngựa ăn cám, và khoảng 30 phút sau đó mới cho ngựa ăn thêm cỏ non. Đối với ngựa sinh sản và ngựa con sẽ có những khẩu phần ăn khác nhau.

ly ky chuyen cham soc ngua dua
Khi ngựa khoẻ mạnh, hí vang, mỗi lần ra sân tập đều tung vó phi nước đại là nài mừng khôn xiết. Ảnh: Văn Dũng

"Trung bình một ngày, mỗi con ngựa ăn khoảng 1-2 bó cỏ. Mỗi con ngựa sẽ có 6 suất ăn, bao gồm cám và cỏ luân phiên trong ngày, khoảng nửa tiếng sau khi ăn cám, ngựa sẽ được cho ăn thêm cỏ non", anh Danh cho biết thêm.

Các nhân viên chăm sóc ngựa có thâm niên tại Trường đua Đại Nam cho biết, nghề huấn luyện, chăm sóc ngựa đua không hề đơn giản, ngoài việc luôn bên cạnh con ngựa như hình với bóng để huấn luyện thể lực cho chúng theo một chế độ cực kỳ nghiêm túc, có phác đồ, để củng cố sức bền, tăng tốc độ còn phải chú ý đến… răng và móng ngựa.

Bởi bẩm sinh răng ngựa đã không đều, lệch lạc, có răng nhọn sắc dễ làm tổn thương miệng ngựa như đâm vào má, xây xát lưỡi khiến ngựa biếng ăn ảnh hưởng tới sức khỏe ngựa nên phải làm răng, chăm sóc răng miệng cho ngựa thường xuyên.

ly ky chuyen cham soc ngua dua
Công việc thường ngày của nài ngựa bắt đầu buổi sáng bằng việc dẫn ngựa đi “dợt sương”, buổi chiều thì đi “dợt nắng”. Mỗi cử mất khoảng khoảng ba đến bốn tiếng đồng hồ. Đến gần ngày đua mới đem ngựa ra dợt lại cho chạy nhảy. Ảnh: Văn Dũng

Việc đóng móng cho ngựa được xem là một trong những kỹ thuật rất quan trọng trong quá trình chăm sóc. Ngựa non đến 2 tuổi là bắt đầu đóng móng sắt để dắt đi dợt và 2 tuần phải thay móng sắt sắt một lần. Việc đóng móng ngựa cũng không hề đơn giản, móng sắt đóng phải cân xứng, vừa khít, giống như người mang giày. Đóng móng ngựa sao cho khi ngựa sải vó trên đường đua chân trước và chân sau tạo thành một đường thẳng, không chệch choạc. Nếu không thì con ngựa sẽ không vững theo những bước nhảy, không thể nào chạy bình thường khi bước vào cuộc đua quyết liệt.

Ông Dương Thành Phi, Tổng giám đốc Vườn thú Đại Nam cho biết trong thời gian tới, trường đua ngựa Đại Nam sẽ tiếp tục nhập thêm khoảng 500 con ngựa thuần chủng từ Australia để thỏa mãn niềm đam mê ngựa đua của du khách, đồng thời phục vụ công tác bảo tồn và phát triển đàn ngựa tại Việt Nam.

chọn
'Quy hoạch NOXH ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi là không khả thi'
Theo đại diện Ban Quản lý các Khu chế xuất và công nghiệp TP HCM, so với các dự án nhà ở thông thường, việc xây dựng NOXH phức tạp hơn. Chẳng hạn như việc chọn địa điểm xây dựng, nếu NOXH được quy hoạch ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi thì sẽ không khả thi do di chuyển hàng ngày bất tiện.