Mâm cúng mùng 5 tháng 5 đặt ở đâu? Cần chuẩn bị những gì?

Khi đến Tết Đoan ngọ, các gia đình sẽ chuẩn bị mâm cúng để dâng lên tổ tiên và thần linh, cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, không bị sâu bọ quấy nhiễu. Theo đó,  mâm cúng Tết Đoan ngọ sẽ được chuẩn bị cho cả bàn thờ gia tiên và ngoài sân.

Mâm cúng mùng 5 tháng 5 đặt ở đâu?

Nhiều người băn khoăn không biết mâm cúng mùng 5 tháng 5 đặt ở đâu. Thông thường, vào ngày mùng 5 tháng 5 âm lịch, các gia đình chỉ chuẩn bị một mâm lễ nhỏ để thắp hương trong nhà.

Tuy nhiên, theo phong tục Việt Nam truyền thống từ xa xưa, các gia đình nên chuẩn bị hai mâm cỗ với các đồ lễ tương tự, một để cúng trong nhà và một để cúng ngoài sân.

Mâm cỗ trong nhà được dùng để bày tỏ lòng biết ơn tổ tiên đã bảo vệ các thành viên trong gia đình, giúp họ luôn bình an và khỏe mạnh. Trong khi đó, mâm cỗ ngoài sân nhằm tôn kính và cảm tạ trời đất, thần Phật đã ban phước cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu.

Ngoài ra, việc thờ cúng còn phản ánh mong ước rằng các vị thần Phật và tổ tiên sẽ tiếp tục phù hộ cho gia đình, giúp họ có cuộc sống yên bình, hạnh phúc. Đồng thời, gia chủ cũng hy vọng công việc làm ăn và học tập của các thành viên sẽ gặp nhiều may mắn và thuận lợi.

 Mâm cúng mùng 5 tháng 5 thường được đặt ở cả trong nhà và ngoài trời (Ảnh: Bindo)

Ngày nay, để tiết kiệm thời gian và chi phí, nhiều gia đình chỉ chuẩn bị một mâm cỗ cúng trong nhà. Dù vậy, việc này không làm giảm đi sự chân thành mà gia chủ muốn thể hiện với các vị thần linh và tổ tiên. Điều cốt yếu nhất trong nghi lễ này là sự thành tâm và lòng hướng thiện của gia đình.

Mâm cúng mùng 5 tháng 5 cần chuẩn bị những gì?

Hàng năm, vào ngày mùng 5 tháng 5 âm lịch, các gia đình Việt Nam lại tổ chức mâm cỗ cúng nhỏ để đón Tết Đoan Ngọ, còn gọi là Tết Đoan Dương hay Tết giết sâu bọ trong dân gian. Đây là một truyền thống văn hóa lâu đời của người Việt.

Tùy thuộc vào phong tục và điều kiện kinh tế của từng vùng miền, mâm cỗ cúng có thể khác nhau. Tuy nhiên, một mâm cỗ truyền thống thường bao gồm các lễ vật cơ bản như sau:

  • Một ít tiền vàng mã.

  • Một đĩa hoa quả, có thể khác nhau theo từng địa phương, bao gồm các loại trái như dưa hấu, thanh long, xoài, mận, vải, v.v.

  • Một chén nước và một chén rượu.

  • Một lọ hoa tươi.

  • Nhang thơm và đèn cầy.

Tuy nhiên, tùy vào mỗi vùng miền mà sẽ có sự thay đổi khác biệt trong mâm cỗ cúng Tết giết sâu bọ. Dưới đây là mâm lễ cúng của 3 miền:

  • Đối với miền Bắc và Bắc Trung bộ: Dưa hấu đỏ là loại trái cây không thể thiếu, thường được dâng cúng trong dịp Tết Đoan Ngọ ở miền Bắc. Miền Trung từ Thanh Hóa vào đến Thừa Thiên – Huế không thể thiếu thịt vịt và chè kê.

  • Đối với miền Nam Trung bộ: Từ Đà Nẵng vào đến Quảng Ngãi, tại một số gia đình, xôi chè là lễ cúng luôn có mặt trên mâm cúng tết Đoan Ngọ. Đặc biệt, nhà nào có trồng cây ăn quả thì cho trẻ nhỏ vào tận vườn hái trái ăn.

  • Đối với miền Nam: Mâm cúng tết Đoan Ngọ của người miền Nam đa dạng hơn và không thể thiếu bánh ú tro, chè trôi nước, xôi gấc,… 

 Mâm cúng mùng 5 tháng 5 (Ảnh: MediaMart)

chọn
Các dự án của Novaland, Nam Long, DIG ở Đồng Nai đón tin mừng
Quy hoạch chung TP Biên Hòa vừa được phê duyệt điều chỉnh cục bộ. MBS đánh giá động thái này sẽ giúp đẩy nhanh tiến độ phê duyệt quy hoạch 1/500 các phân khu thuộc dự án Aqua City, Izumi và Khu đô thị Long Tân.