Đi tìm nguồn gốc ngày Tết Đoan Ngọ 5/5 Âm lịch

Tết Đoan Ngọ ở các quốc gia sẽ có những câu chuyện riêng biệt và đều có giá trị ý nghĩa nhất định.

Nguồn gốc Tết Đoan Ngọ tại các nước châu Á

Không chỉ riêng Trung Quốc hay Việt Nam, Tết Đoan Ngọ còn được tổ chức tại nhiều quốc gia châu Á khác như Triều Tiên, Hàn Quốc, Nhật Bản,...

Mỗi quốc gia lại có một sự tích về nguồn gốc của dịp lễ này, tùy theo văn hóa và thông điệp muốn truyền tải đến người dân của mình.

Nguồn gốc Tết Đoan Ngọ tại Trung Quốc

Nói về nguồn gốc Tết Đoan Ngọ tại Trung Quốc, có hai truyền thuyết phổ biến nhất được lưu truyền rộng rãi trong lịch sử.

Nguồn gốc đầu tiên được nhiều người nhắc đến chính là truyền thuyết về người anh hùng Khuất Nguyên. Sinh thời, ông là vị trung thần nước Sở vào cuối thời Chiến Quốc và là một nhà văn hóa lớn của dân tộc.

Đi tìm nguồn gốc ngày Tết Đoan Ngọ 5/5 Âm lịch - Ảnh 1.

Nguồn gốc dịp lễ Đoan ngọ tại Trung Quốc có ý nghĩa tưởng nhớ nhà văn hóa tài hoa nhưng đoản mệnh Khuất Nguyên. (Ảnh: tinhhoa.net)

Quá đau lòng trước tình cảnh vua chúa ăn chơi trụy lạc, người dân nghèo khổ đất nước suy vong, Khuất Nguyên đã uất ức gieo mình xuống sông Mịch La để tự vẫn vào ngày 5/5 Âm lịch.

Vì thương tiếc một người học rộng tài cao lại yêu thương dân chúng, người dân Trung Quốc đã rải bánh, ống gạo xuống sông để tưởng nhớ Khuất Nguyên. Lễ này được gọi là Đoan Dương.

Xem thêm: Đây là lí do khiến bánh tro là thứ 'không thể thiếu' trong ngày Tết Đoan Ngọ

Bên cạnh đó, nhiều người dân Trung Quốc tin rằng Tết Đoan Ngọ đã có từ Hạ Trí trong thời cổ hay bắt nguồn trong lễ cúng bái của người dân vùng sông Trường Giang.

Nguồn gốc Tết Đoan Ngọ tại Nhật Bản

Ở Nhật Bản, ngày mùng 5/5 Âm lịch là ngày dành riêng cho những bé trai. Lễ này còn có tên gọi khác là Lễ Cá Chép hay Ngày Trẻ em.

Lúc mới sinh, các bé trai tại Nhật Bản sẽ được người lớn trong gia định tặng một búp bê võ sĩ và một con cá chép bằng vải (hay được gọi là koi-nobori). Trước khi chính thức đến trường, vào ngày 5/5 Âm lịch, người Nhật sẽ treo cờ cá chép và búp bê võ sĩ để mong cháu trai thật mạnh mẽ, thông minh rời xa vòng tay của gia đình để bước vào xã hội.

Đi tìm nguồn gốc ngày Tết Đoan Ngọ 5/5 Âm lịch - Ảnh 2.

Ngày mùng 5 tháng 5 âm lịch là dịp lễ dành riêng cho các bé trai Nhật Bản, được thể hiện bằng việc treo rất nhiều cờ cá chép. (Ảnh: Japo.net)

Tuy cũng liên quan đến truyền thuyết cá chép vượt vũ môn hóa rồng của người Trung Quốc, quan niệm và nguồn gốc ngày 5/5 Âm lịch của Nhật Bản lại khác hoàn toàn.

Trong dịp lễ này, người Nhật ăn bánh nhân đậu xanh và bánh mật thay cho bánh tro và cơm rượu nếp của người Việt.

Nguồn gốc Tết Đoan Ngọ tại Hàn Quốc

Lễ hội mùng 5 tháng 5 (hay còn gọi là lễ hội Dano theo tiếng Hàn) lại bắt nguồn từ ước vọng cầu nguyện cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu của người nông dân.

Thậm chí, dịp lễ này còn được Tổ chức UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể dưới hình thức truyền khẩu. Qua lễ hội này, người Hàn đã thành công trong việc thể hiện các loại hình văn hóa, thể hiện quan điểm và triết lí truyền thống.

Xem thêm: Vòng quanh châu Á, khám phá ẩm thực dịp Tết Đoan Ngọ 5/5 Âm lịch

Nguồn gốc Tết Đoan Ngọ tại Việt Nam

Khi về đến Việt Nam, Tết Đoan Ngọ đã được Việt hóa thành cái tên rất gần gũi là ngày Lễ diệt sâu bọ. Tương tự như người Hàn, người Việt Nam gắn ngày lễ này với quan điểm về sự tuần hoàn thời tiết trong năm.

Nhiều câu chuyện đã lưu truyền lại rằng, vào tháng 5 Âm lịch, do thời tiết mà sâu bọ sinh sôi ăn mất cây trái, làm ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của người nông dân,

Giữa lúc người nông dân đang đau đầu tìm cách chống lại sâu bọ, một ông lão tên Đôi Truân từ phương xa tới đã bày cho người dân đàn cúng để giết loài côn trùng gây hại này. 

Cách thức cúng vô cùng đơn giản, người dân chỉ cần bày một mâm có bánh tro, trái cây và sau đó ra trước nhà mình để tập thể dục.

Sau khi làm theo, người dân nhận thấy dàn sâu bọ đã chết hàng loạt. Cảm kích tấm lòng và công lao của Đôi Truân, người dân đã gọi dịp Lễ này là dịp giết sâu bọ, cũng là một dịp để người dân nâng cao sức khỏe hơn.

Xem thêm: Ăn bánh ú tro có béo không? Lợi ích của việc ăn loại bánh này vào ngày Tết Đoan Ngọ

Như vậy, hiện nay ngày Tết Đoan Ngọ 5/5 Âm lịch là dịp lễ lớn của văn hóa Á Đông với nhiều nguồn gốc và ý nghĩa khác nhau. 

chọn
BĐS Hồ Gươm đang tiến vào khu đô thị hơn 126 ha ven Vành đai 4 sau thương vụ 45 tỷ đồng
Sau khi cổ phần hóa, Viwaseen cùng đối tác DAF đã nhượng lại quyền phát triển khu đô thị hơn 126 ha ven Vành đai 4 Hà Nội cho Công ty CP Đầu tư Bất động sản Hồ Gươm với khoản tiền 45 tỷ đồng.