Theo Wikipedia, bánh ú tro còn gọi là bánh tro, bánh gio. Tên gọi bánh tro (hay gio) xuất phát từ phụ liệu cốt yếu nhất làm nên đặc trưng của bánh là nước tro (còn gọi là nước nẳng) pha chế từ tro than thu được sau khi đốt cháy một số loại thảo mộc, dược liệu.
Bánh ú tro là tên gọi còn gợi tả cả hình dạng của bánh, do bánh thường được gói theo hình ú, vồm cao như bàn tay khi nắm lại.
Bánh ú tro có thành phần chính là gạo nếp được ngâm qua nước tro và gói lá đem luộc chín trong nồi.
Hình ảnh món bánh ú tro. (Ảnh: SKĐS).
Trả lời báo Sức khỏe Đời sống Lương y Phó Thuần Hương cho biết, theo tập quán của người Việt ở cả 2 miền Nam, Bắc thì đến Tết Đoan ngọ (5/5 âm lịch) phải làm một số bánh trong đó có bánh tro (bánh gio).
Vào dịp Tết Đoan ngọ, bánh Tro sẽ phát huy cao độ những tính năng này bởi ngày tết Đoan Ngọ mọi người thường ăn nhiều thứ béo, nhiệt, khó tiêu (rượu nếp, xoài, mít...).
Xem thêm: Diệt sâu bọ Tết Đoan ngọ để làm gì, không diệt sâu bọ có sao không?
Bánh ú tro nếu ăn với lượng vừa đủ thì không khiến bạn béo phì, tăng cân. Tuy nhiên, nếu thường xuyên ăn bánh u tro chấm mật thì chắc chắn cân nặng của bạn sẽ bị ảnh hưởng.
Theo Đông y bánh tro vị nhạt, tính mát ăn dễ tiêu, thích hợp nhất đối với trường hợp già yếu, trẻ em, có chứng bệnh nóng sốt âm ỉ (âm hư), những trường hợp dương thịnh gây âm hư như vào mùa hè mà cực điểm là đầu tháng năm Đoan ngọ thường gây ôn dịch thương âm.
Ăn bánh tro vào dịp Tết Đoan ngọ không những trung hòa bớt độc hại trong ăn uống để bảo vệ sức khỏe trong ngày Tết Đoan Ngọ mà còn cả thời gian sau đó, giúp thanh nhiệt lợi tiểu, thải độc cho cơ thể, để phòng và góp phần chữa một số bệnh cần lợi tiểu như tăng huyết áp, thống phong (gút), sỏi thận v.v.
Sáng sớm đã ăn quả chua, rượu nếp để diệt sâu bọ Tết Đoan ngọ liệu có làm hại dạ dày không?
Cần biết 11:08 | 10/06/2024
Cần biết 17:31 | 08/06/2024
Tiêu dùng 11:59 | 07/06/2019
Kinh doanh 08:40 | 07/06/2019
Lối sống 06:00 | 07/06/2019
Lối sống 20:30 | 06/06/2019
Lối sống 19:30 | 06/06/2019
Lối sống 16:15 | 06/06/2019