Mẹ và con – những người đàn bà với hạnh phúc không trọn vẹn

"Là đàn bà luôn bất hạnh, cuộc đời của mẹ đã không trọn vẹn, huống hồ con lại là người chuyển giới".

me va con nhung nguoi dan ba voi hanh phuc khong tron ven

Sau cuộc gọi điện thoại hẹn gặp với Mia Nguyễn, chúng tôi tới một quán trà ở trên đường Nguyễn Văn Cừ, Q1. Nếu như không tìm hiểu trước thông tin về Mia Nguyễn thì tôi cũng không thể nhận ra chị là người chuyển giới. Dù không nổi bật bởi nhan sắc nhưng chị lại cuốn hút người nhìn với dáng cao, thanh mảnh, đặc biệt là giọng nói nhẹ nhàng và cùng phong thái thân thiện.

Mở đầu câu chuyện của chúng tôi là những lời hỏi thăm rất thân thiện của chị. Sự từng trải, nữ tính và nhiều nỗi niềm tâm sự là những điều tôi cảm nhận được từ chị.

me va con nhung nguoi dan ba voi hanh phuc khong tron ven

- Chào chị Mia Nguyễn! Chị nhận ra mình là người trong giới từ khi nào?

Ngay từ nhỏ, mình đã có sự mập mờ về giới tính của bản thân. Nhưng khi đó còn quá nhỏ để có thể biết rõ mình là ai. Lớn lên chút nữa, mình cứ nghĩ là đồng tính vì thấy bản thân rung động và thích người cùng giới. Không hề có ai nói cho mình biết người đồng tính và chuyển giới khác nhau như thế nào, LGBT là gì?

- Khoảng thời gian nào chị nhận ra mình là người chuyển giới chứ không phải đồng tính?

Ngay cả khi lúc mình 22 tuổi, sự rung động với người cùng giới vẫn luôn khiến bản thân hoang mang. Bởi lẽ, người con trai chỉ thích mình ở điểm nữ tính thôi, chứ họ không có xác định điều gì trong chuyện tình cảm. Những người bạn trong giới đồng tính thì họ thích làm bạn, nói chuyện cùng, nhưng không thích đi chung vì sợ mọi người biết rồi kì thị khi thấy mình giống con gái.

Cuộc sống mưu sinh, công việc cứ cuốn mình đi. Bản thân muốn yêu, muốn được sống là chính mình nhưng mọi thứ chỉ dừng lại ở chính cảm xúc trong bản thân.

Rồi năm 24 tuổi, lúc đó mình cũng đã đi làm và có quen một người. Nhưng, suốt thời gian quen người ấy, đến khi họ đi lấy vợ mình mới nhận ra chuyện tình cảm cuối cũng cũng chẳng thể đi đến đâu.

Và sau đó, mình quyết định gác lại chuyện tình cảm. Mình đi du học ở Úc. Đến một nơi xa để học tập, làm việc và sống là chính mình.

- Hành trình "come out" của chị diễn ra thế nào sau khi nhận ra chính mình bên trong "vỏ bọc" nam giới?

Quá trình “come out” của mình là một hành trình rất dài. Sự nữ tính này mình đã thể hiện ngay từ nhỏ nên mẹ cũng biết và hiểu. Thế nhưng, để chính thức “come out” có lẽ phải đến năm 24 tuổi.

Khi mình quyết định sống là con gái, và bắt đầu mặc quần jean nữ, nuôi tóc dài. Sống ở Úc, (cách đây 10 năm), khi đó mọi thứ về LGBT ở đây chưa thực sự được cởi mở. Mình đi xin việc nhưng đâu cũng gặp khó khăn vì sự nữ tính của mình. Rồi ngay cả lúc tìm được việc, mình lại bị đuổi.

Bởi lẽ, người chủ họ biết và chấp nhận thuê mình nhưng những vị khách thì họ lại tỏ thái độ kì thị khi không rõ mình là con trai hay con gái. Họ để ý từ cách đi đứng, rồi giọng nói lại ngược với ngoại hình. Vì nhiều vị khách phản hồi nên người chủ yêu cầu mình phải cắt tóc, mặc quần áo theo phong cách con trai mới cho làm tiếp. Lúc đó mình rất sốc.

Để được là con gái, mình đã nuôi tóc dài suốt nhiều năm mà giớ lại phải cắt đi. Mình có nói với ông chủ rằng bản thân là người chuyển giới. Nhưng người chủ họ cũng không muốn nhận mình vì họ sợ ảnh hưởng tới việc kinh doanh.

Mình không chỉ dừng lại ở việc giả gái mà muốn sống là chính mình. Sống ở nơi đất khách, mất việc, không có người thân để chia sẻ và tâm sự, khao khát được sống là chính mình nhưng lại bị nhiều thứ rằng buộc.

Có lẽ, hai năm ở Úc là khoảng thời gian bóng tối của mình khi rơi vào những bế tắc, trầm cảm vì không tìm được lối thoát. Thế nhưng, thật may mắn khi có một người bạn ở Thái Lan qua Úc làm việc và đã giúp mình nhận ra nhiều thứ.

- Khi nhận ra mình là người chuyển giới, có khi nào chị từng hoang mang, lo lắng về tương lai của bản thân?

Bản thân từng đặt ra nhiều câu hỏi rằng tương lai mình sẽ đi đến đâu, gia đình, tình yêu, công việc sẽ ra sao? Mọi thứ có thể khiến bản thân hoang mang lo sợ nhưng khao khát được trở thành con gái, được sống là chính mình thì chưa từng đắn đo.

Có thể nói, mình là người thành công khi có học vấn, có vị trí trong trong xã hội, gia đình tự hào, được nhiều người yêu mến và rất nhiều thứ khác. Nhưng nhìn lại những cái được đó dường như không phải cho chính mình mà cho người thân. Bởi bản thân không thể hạnh phúc được khi cứ phải đi tìm một cái gì đó cho chính mình.

Ngày mình phát hiện ra bản thân là người đàn bà đó là ngày hạnh phúc nhất. Bởi ngày đó đã chấm dứt quãng thời gian hoang mang về chính bản thân, cứ đi tìm câu trả lời cho thắc mắc mình là ai?

me va con nhung nguoi dan ba voi hanh phuc khong tron ven

- Là người phụ nữ, chị có lo sợ cuộc sống của mình sẽ gặp nhiều bất hạnh?

Mình là người khá may mắn khi đi được rất nhiều nơi, gặp rất nhiều người. Có nhiều người phụ nữ rất bất hạnh.

Mẹ mình cũng là người phụ nữ bất hạnh. Mẹ li dị chồng khi mình mới 5 tuổi. Một mình tảo tần, chật vật nuôi con lớn. Những năm tháng mình đi học ở quê, sang đi học chiều phụ giúp công việc buôn bán của mẹ ở chợ. Mình cũng đã chứng kiến cảnh đời của những người phụ nữ bất hạnh sống xung quanh. Ở chợ, mình gặp toàn là phụ nữ, còn người đàn ông chỉ xuất hiện chớp nhoáng sau cuối buổi để dọn dẹp hàng hóa.

Những người phụ nữ và những câu chuyện lam lũ, kiếm tiền, con cái, gia đình. Đó là những hình ảnh ăn sâu vào tâm trí của mình về sự sợ hãi. Sợ cái nghèo khó, sợ không có học.

Cái nghèo nó khiến mẹ mình lam lũ. Cả cuộc đời của mẹ chỉ biết kiếm tiền để nuôi con. Những người phụ nữ ở chợ làm nghề buôn ban như mẹ họ thường không có điều kiện đi học, lấy chồng sớm rồi họ bị cuốn theo cuộc sống mưu sinh. Mẹ mình nhìn thấy điều đó, nên mẹ luôn hy vọng mình được học. Bởi mình được học sẽ có cơ hội được sống tốt hơn, sống khác với cuộc đời của mẹ và những người đàn bà khác ở ngoài chợ.

Khi mình đậu đại học, có một vài người nói với mẹ rằng: “Nghèo như vậy mà cho con đi học, bảo nó ở nhà mà phụ việc kiếm tiến còn thực tế hơn”. Nhưng, nói lại, mình phải cám ơn tất cả những người phụ nữ bên cạnh, nhất là mẹ. Họ đã khiến cho mình biết về cuộc sống, sự bất hạnh, sự lam lũ để bản thân có động lực vươn lên theo đuổi ước mơ.

Mình đã rời Bến Tre để đi học và lập nghiệp. Mình nói với mẹ rằng con muốn thay đổi và sẽ sống cuộc đời khác mẹ và những người phụ nữ bất hạnh ở chợ.

Phụ nữ hay đàn ông thì cũng có những nỗi niềm khác nhau. Nhưng người phụ nữ có nhiều thiệt thòi hơn. Đi đến đâu, mình cũng thấy, cũng gặp những cảnh đời bất hạnh. Họ không có cơ hội, điều kiện để phát triển bản thân, để thực hiện những ước mơ của bản thân.

Dù thực tế, bản thân có thuận lợi và được học hành nhưng mình cũng phải chịu mất mát, những nỗi đau, nói khổ khi sống là người chuyển giới. Nhưng nếu so với những người phụ nữ mình từng gặp, thì sự bất hạnh ấy chẳng là gì.

me va con nhung nguoi dan ba voi hanh phuc khong tron ven

- Chị có cho rằng bản thân ảnh hưởng tính cách từ mẹ của mình?

Mẹ mình là người đàn bà rất độc lập. Từ những năm 80, mẹ đã dám ly hôn với chồng vì hạnh phúc tan vỡ. Mình bà đưa con đến một nơi khác để mưu sinh và bắt đầu cuốc sống mới. Trước những khó khăn của cuộc sống, mẹ không chịu lùi bước. Và mình nhận ra rằng, bản thân cũng đã học được tính tự lập ấy từ mẹ.

Nhưng, cuộc hôn nhân không được trọn vẹn, nó đã khiến mẹ trở thành người đàn bà có nhiều tiêu cực về tình yêu, hôn nhân và đàn ông. Câu chuyện của mẹ, hạnh phúc của mẹ nó vướng vào những suy nghĩ của mình. Điều đó cũng khiến bản thân mình bị ảnh hưởng, cảm thấy hoang mang về hạnh phúc, khó mở lòng.

Mẹ chứng kiến sự trưởng thành và luôn lo lắng về mình. Nhưng mình chưa bao giờ có cơ hội để đối diện hỏi mẹ về những nỗi lo ấy. 17 tuổi rời Bến Tre, 24 tuổi mình rời Việt Nam để sang Úc. Cho đến bây giờ, mình đã ngoài 30 tuổi, từ lúc mẹ còn trẻ đến nay đã già, bản thân cũng chưa từng dám đối diện để hỏi mẹ những lo lắng về con.

Có khá nhiều lý do khiến hai mẹ con không thể ngồi nói chuyện với nhau về những việc này. Vì cuộc sống khó khăn, phải mưu sinh nên mình đã phải xa mẹ. Hơn nữa, mình rất sợ làm mẹ phải lo lắng, làm mẹ khổ.

me va con nhung nguoi dan ba voi hanh phuc khong tron ven

- Sau khi "come out", chị có nghĩ mẹ đã hoàn toàn chấp nhận mà không còn hi vọng việc con sẽ thay đổi và lấy vợ sinh con?

Dù mẹ biết sự nữ tình của con từ nhỏ nhưng bản thân vẫn hiểu mẹ luôn có một hi vọng đó là mong mình sẽ lấy vợ sinh con. Khi mình sống là người đàn bà chuyển giới ở Úc suốt 3 năm và trở về Việt Nam, hy vọng ấy của mẹ mới tắt hẳn. Trước đó, dù mình có “come out” nhưng thâm tâm mẹ vẫn hy vọng có sự thay đổi từ con dù không hề nói ra ngoài.

- Khi biết con giải phẫu, phản ứng của mẹ ra sao?

Ngay khi mình nói với mẹ mình là người chuyển giới, sẽ không có con, mẹ đã rất đau khổ và thất vọng. Mẹ không ngừng lo nghĩ về tương lai của mình sẽ thế nào, hạnh phúc sẽ ra sao? Mình là người chuyển giới thì khi ốm đau ai sẽ quan tâm, rồi mọi người sẽ kì thị. Nếu mình không có con thì sau này về già ai sẽ chăm lo?

Nhưng về chuyện giải phẫu, thì lúc đó mình thực hiện bên Thái. Sau đó khoảng một thời gian dài thì mình mới chia sẻ chuyện này cho mẹ.

Bản thân mình đã cắt đứt toàn bộ hy vọng của mẹ. Mẹ buồn, nỗi buồn kéo dài mãi! Mẹ thương con, lo sợ sự lựa chọn đó sẽ khiến mình khổ. Mình còn nhớ lúc trước khi về Việt Nam, mẹ đã nói với mình rằng: “Con hãy cứ ở bên đó, đừng về đây. Về đây con sẽ khổ bởi không có ai giống như con. Rồi mọi người sẽ kì thị, không ai dám thương yêu. Về đây rồi sau này già không có ai nuôi, ở Úc còn có viện dưỡng lão…”

Thời gian đó, thương và nhớ mẹ nên chỉ tranh thủ về Việt Nam vài hôm rồi lại bay sang Úc. Mỗi lần gặp, hai mẹ con nhìn nhau mà tâm sự trong nước mắt. Mình muốn giải thích cho mẹ hiểu về cuộc sống của mình, về người chuyển giới nhưng không biết nói thế nào. Mẹ luôn lo sợ về tương lai của con. Là đàn bà luôn bất hạnh, cuộc đời của mẹ đã không trọn vẹn, huống hồ con lại là người chuyển giới.

Mình cũng chỉ biết chứng minh bằng hành động bằng công việc, cách sống tốt, vui vẻ để mẹ hiểu và an tâm hơn, bớt lo lắng hơn.

Nhưng có lẽ, chỉ có tình yêu, tình thương quá lớn khiến hai mẹ con mình có sự kết nối. sự đồng cảm.

- Khoảng thời gian để mẹ chấp nhận và yên tâm với sự lựa chọn của chị kéo dài bao lâu?

Mình nghĩ, cho đến bây giờ mẹ mới an tâm hơn thôi, chứ thực bà vẫn luôn lo lắng về mình.

Nghị lực, học hành, công việc, cách sống của mình thì mẹ luôn hiểu và an tâm. Thế nhưng, để mẹ hiểu và an tâm về cuộc sống của người chuyển giới thì không phải là một ngày hay hai ngày. Mà đó là cả quà trình cả hai bên đều cùng nỗ lực, đồng cảm, chia sẻ.

Hai năm gần đây, mình quyết định cùng ông xã và các con về Việt Nam sống bên mẹ. Tận mắt chứng kiến mình hạnh phúc bên gia đình nhỏ, được chồng yêu thương và có con ngoan, mẹ mới thấy an tâm hơn.

Đức Nguyễn

Theo Đời sống & Pháp lý

me va con nhung nguoi dan ba voi hanh phuc khong tron ven Người mẫu chuyển giới Gigi Gorgeous: 'Mang thai luôn luôn là giấc mơ của tôi'

Theo Dailymail, người mẫu chuyển giới này đã tiết lộ về mong muốn có con cùng với vị hôn thê Nats Getty của mình.

me va con nhung nguoi dan ba voi hanh phuc khong tron ven Khai mạc Tuần lễ HanoiPride của cộng đồng LGBT tại Hà Nội

Năm 2018 đánh dấu sinh nhật thứ 7 của HanoiPride, với sự tham gia tổ chức của 8 tổ chức, hội nhóm hoạt động về ...

me va con nhung nguoi dan ba voi hanh phuc khong tron ven Tôi là một người đồng tính nữ

Tôi là một đồng tính nữ ở Kashmiri (Ấn Độ). Ẩn trong bộ quần áo và thân thể của một cô gái, tôi vẫn luôn ...

me va con nhung nguoi dan ba voi hanh phuc khong tron ven 5 phim đồng tính về vấn đề 'come out' ra mắt 2018 mà bạn nên xem

"Come out" luôn là vấn đề khó khăn đối với người đồng tính vì có nhiều rào cản trong cuộc sống. Dưới đây là tên ...

me va con nhung nguoi dan ba voi hanh phuc khong tron ven 5 mẹo tiết kiệm tiền hiệu quả giúp người chuyển giới có chi phi thực hiện giải phẫu

Ngoài việc tiết kiệm chi tiêu và tích lũy tiền lương hàng tháng thì những cách dưới đây sẽ giúp người chuyển giới sớm có được ...

me va con nhung nguoi dan ba voi hanh phuc khong tron ven Hanoi Pride 2018: Triển lãm 'Bươm Bướm' - tôn trọng sự đa dạng và thể hiện giới

Hưởng ứng tuần lễ Hanoi Pride 2018, “Le Papillon - Bươm Bướm” góp phần tạo dựng một không gian nghệ thuật an toàn, tự do, ...

chọn
Chủ tịch Lương Minh Tuấn: Kính siêu trắng sẽ là mũi nhọn 5 năm tới của Đạt Phương, dự kiến mang về doanh thu nghìn tỷ từ 2026
Theo kế hoạch, quý I /2025 Đạt Phương sẽ khởi công nhà máy sản xuất kính siêu trắng tại Thừa Thiên - Huế, dự kiến từ 2026 sẽ mang về doanh thu 1.500 - 2.000 tỷ đồng. Chủ tịch Đạt Phương cho biết, đây là ngành mũi nhọn của Đạt Phương trong thời gian tới, doanh nghiệp đang có những lợi thế lớn trên thị trường kính siêu trắng.