Khi dịch tay chân miệng chưa có dấu hiệu dừng lại thì sự gia tăng đột biến của bệnh sởi trong những ngày gần đây lại khiến cho tình hình dịch bệnh của thành phố trở nên phức tạp.
Trung tâm Y tế dự phòng TP HCM cho biết, trong tháng 9 vừa qua, bệnh sốt xuất huyết, đặc biệt là bệnh sởi tăng cao và đang tiếp tục tăng mạnh trong những tuần gần đây.
Hiện tại, TP HCM ghi nhận 111 ca mắc sởi, tập trung đông nhất ở quận Thủ Đức, Tân Phú, Quận 12 và quận Bình Tân, trong khi đó cùng thời điểm này của năm ngoái không ghi nhận ca mắc sởi nào.
(Ảnh: Nhandan) |
Từ 6/8-30/8, tại Bệnh viện Nhi đồng 2 có 15/25 trẻ có kết quả dương tính với bệnh sởi. Bác sĩ Trương Hữu Khanh (Trưởng khoa Nhiễm - Thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng 1) hiện đang theo dõi và điều trị cho 3 bệnh nhi dưới 9 tháng tuổi mắc bệnh sởi.
Số liệu thống kê từ Viện Pasteur Tp. HCM cho thấy, địa phương có số ca mắc bệnh sởi cao nhất khu vực Đông Nam Bộ từ đầu năm đến nay là tỉnh Đồng Nai với 136 ca, tiếp theo là Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu, TP HCM.
Viện Pasteur cũng đưa ra cảnh báo rằng đây là thời điểm thuận lợi cho việc lây lan bệnh sởi do tình hình thời tiết ở khu vực phía Nam hiện nay. Hơn nữa, việc di chuyển giữa các vùng miền và trẻ chưa tiêm chủng hoặc tiêm không đầy đủ vắcxin sởi dễ khiến bệnh sởi lây lan trong cộng đồng.
(Ảnh: Cerev) |
Không chỉ ở phía Nam, từ tháng 8 năm nay, số ca mắc sởi đã có xu hướng tăng tại nhiều tỉnh, thành miền Bắc. Theo Sở Y tế Hà Nội, từ tháng 5 đến tháng 8-2018, số ca mắc sởi tăng đột biến với khoảng gần 70 ca mắc/tháng. Tính đến nay, số ca mắc sởi ở Hà Nội đã cao gấp 5 lần so với cùng thời điểm năm 2017.
Tại Khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Nhi Trung ương đang điều trị cho khoảng 20 bệnh nhi mắc sởi, trong đó, có những trẻ sơ sinh chỉ hai tháng tuổi.
Sởi là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus gây ra. Bệnh lây từ người sang người qua đường hô hấp. Bệnh có biểu hiện sốt, viêm long đường hô hấp, đường tiêu hóa và kết mạc mắt kèm nổi ban đặc trưng. Sau khi mắc sởi, đáp ứng miễn dịch của cơ thể giảm sút nên trẻ dễ mắc các biến chứng. Trẻ nhiễm bệnh sởi có thời gian ủ bệnh từ 7- 21 ngày, sau đó có thể có đầy đủ các triệu chứng bao gồm: sốt cao > 39°C; viêm long đường hô hấp trên, chảy nước mũi, ho khan kéo dài, khàn tiếng, có hạt Koplik trong miệng; chảy nước mắt, mũi, ho, viêm màng tiếp hợp, mắt có gỉ kèm nhèm, sưng nề mí mắt; ban mọc theo thứ tự bắt đầu ngày thứ nhất từ đầu, mặt, cổ, ngày thứ 2 ngực lưng cánh tay, ngày thứ 3 bụng, mông, đùi, chân, khi ban mọc tới chân hết sốt và ban bắt đầu bay. (Nguồn: BV Nhi Trung ương) |
XEM THÊM
Bác sĩ bệnh viện Nhi cảnh báo tác hại của 'anti' vắc-xin sởi
Trong 2 tháng qua, số ca mắc sởi vào bệnh viện Nhi trung ương điều trị có xu hướng gia tăng. Không dừng lại, tại ... |
Con bị bệnh sởi: Sai lầm 'chết người' của cha mẹ và cách chăm sóc, phòng ngừa chuẩn nhất
Khi trẻ bị bệnh sởi, cha mẹ thường áp dụng biện pháp dân gian tránh gió, tránh nước, không vệ sinh cơ thể sạch sẽ. ... |
Dịch bệnh dồn dập 'tấn công' trẻ nhỏ
Thông tin từ Viện Pasteur TPHCM ngày 27-9 cho biết, tại các tỉnh phía Nam có số ca mắc sởi liên tục tăng từ giữa ... |
Khẩn cấp dập dịch sởi
Trước tình hình dịch bệnh sởi gia tăng, hôm qua Viện Pasteur TP.HCM họp khẩn trực tuyến với 20 tỉnh phía nam để triển khai ... |
Phòng tránh bệnh sởi cho trẻ trước nguy cơ dịch đến sớm
Thời gian gần đây, các bệnh viện liên tiếp tiếp nhận và điều trị nhiều ca mắc sởi, điều này tiềm ẩn nguy cơ dịch ... |