Một số hình thức giãn cách xã hội có thể được duy trì thêm nhiều năm trên thế giới?

Các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Harvard cho rằng, một số hình thức giãn cách xã hội không liên tục có thể sẽ được duy trì áp dụng cho đến năm 2022.

Những hạn chế có thể sẽ kéo dài 

Sự bùng phát của Coronavirus đã gây ra không ít những khó khăn cho người dân khắp nơi trên thế giới. Trong đó, việc thực hiện giãn cách xã hội là một trong những nguyên tắc được đưa lên hàng đầu.

Cách li xã hội đã gây ra nhiều thay đổi cũng như những ảnh hưởng không mấy dễ chịu đến công dân toàn cầu. Đó là do khiến cho thế giới cùng nhìn về một ngày mà các qui tắc này được nới lỏng. Nhưng với tình trạng hiện tại, các chuyên gia cho rằng những hạn chế có thể sẽ kéo dài trong một thời gian nữa.

Trên thực tế, theo ý kiến của một nhóm các chuyên gia về dịch bệnh của Harvard, một số hình thức giãn cách xã hội không liên tục có thể sẽ được duy trì áp dụng cho đến năm 2022.

Bởi lẽ, các đợt bùng phát dịch bệnh tiếp theo vẫn có thể xảy ra. Nếu các hạn chế được dỡ bỏ cùng một lúc, sự gia tăng mạnh mẽ của các ca nhiễm mới sẽ gây áp lực khổng lồ lên hệ thống chăm sóc sức khỏe. Trong trường hợp xấu nhất, thế giới sẽ phải đối mặt với việc sụp đổ của các cơ sở y tế.

Virus sẽ tồn tại và tái phát không liên tục?

Việc có quá ít thông tin để dự đoán về diễn biến tiếp theo của Covid - 19 đã thôi thúc quá trình nghiên cứu của các nhà khoa học đến từ Đại học Harvard. Họ quyết định xây dựng một mô hình máy tính khổng lồ của virus SARS-CoV-2, để có cái nhìn sâu sắc về chủng virus này. Nhằm đưa ra những dự đoán khoa học chính xác nhất về các giai đoạn tiếp theo của đại dịch.

Một mô phỏng cho thấy, nếu trong tương lai các quy tắc phân tán xã hội vẫn được áp dụng và tuân thủ nghiêm ngặt, cùng những thử nghiệm y học chuyên sâu và các truy vết nhiễm trùng mới vẫn tiếp tục được thực hiện thì việc ngăn chặn sự lây lan của virus là hoàn toàn có khả năng. 

Tuy nhiên, với hơn 2 triệu ca nhiễm bệnh được xác nhận trên toàn thế giới, các nhà nghiên cứu cho rằng kết quả này không thể xảy ra.

Liệu chúng ta có phải cách li toàn xã hội cho đến năm 2022? - Ảnh 2.

Nước Ý trong giai đoạn cách li: sau khi đóng cửa khu vực, các biện pháp khẩn cấp đã được mở rộng trên toàn quốc (Nguồn: REUTERS/Ciro De Luca).

Họ nói, có nhiều khả năng rằng virus sẽ tồn tại và tái phát không liên tục. Có nghĩa là Coronavirus sẽ đến và đi theo mùa, tuỳ thuộc vào sự thay đổi của thời tiết tương tự như bệnh cúm cho đến khi vắc-xin phòng chống dịch được đưa vào sử dụng.

Điều này khiến một số hình thức xa cách xã hội sẽ tồn tại trong nhiều tháng, thậm chí là nhiều năm.

Tại Trung Quốc, trong giai đoạn đỉnh điểm của dịch bệnh, các lệnh cách li, phong toả, khóa chặt được thi hành hết sức nghiêm ngặt để làm chậm sự lây lan của căn bệnh. Ấn Độ là nước thi hành lệnh cách li nghiêm ngăt nhất thế giới, với hơn 1,3 tỉ người bị "giam giữ" tại nhà.

Tại các quốc gia từ Châu Âu đến Châu Mỹ Latinh, các hạn chế trên toàn quốc được áp dụng vô cùng cẩn trọng. Trong đó có các khuyến nghị ở nhà, lệnh cấm đối với hoạt động kinh doanh, công việc không thiết yếu. Ngoài ra còn có các qui tắc giãn cách xã hội được áp dụng khắt khe tại các cuộc họp và sự kiện công cộng.

Thế giới trong giai đoạn cách li xã hội

Dịch bệnh đã gây ra những ảnh hưởng trầm trọng đối với nền kinh tế toàn cầu. Chính phủ một số nước đang đứng trước áp lực về việc dỡ bỏ các biện pháp gây xáo trộn xã hội để đưa đất nước của họ trở lại hoạt động.

Tuy nhiên đó được xem là một quyết định mang tính sống còn trong thời điểm này. Sự bình thường hoá các ngành sản xuất có thể khiến họ phải lựa chọn giữa nền kinh tế quốc gia và tính mạng của công dân cả nước.

Ở châu Âu, các quốc gia như Ý và Tây Ban Nha đang bắt đầu dỡ bỏ các hạn chế khóa máy. Một số ngành nghề ở Tây Ban Nha đang mở cửa trở lại. Nhân viên trong các ngành sản xuất và xây dựng đang chuẩn bị làm việc. Nhưng những hạn chế vẫn được áp dụng cho nhiều lĩnh vực khác, các quán bar, nhà hàng và khách sạn vẫn đóng cửa.

Tại một cuộc họp của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) vào ngày 13 tháng 4 vừa qua, các quan chức nhấn mạnh sự cần thiết của việc xoá bỏ các lệnh cách li một cách chiến lược.

Tiến sĩ Maria Van Kerkhove, Trưởng nhóm kĩ thuật khẩn cấp về sức khỏe của WHO cho biết: "Không ôm đồm quá nhiều việc trong cùng một lúc là vô cùng cần thiết. Chúng tôi có thể khiến mọi người quay trở lại làm việc, đưa các nền kinh tế khôi phục một cách nhanh nhất có thể".

Tổng giám đốc WHO, Tiến sĩ Tedros Adhanom Ghebreyesus đã công bố các tiêu chí cần được đáp ứng trước khi các nước cân nhắc nới lỏng các bệnh pháp cách li. Bao gồm đảm bảo việc kiểm soát lây lan dịch bệnh và các nâng cao chất lượng của hệ thống y tế. Nhằm đảm bảo phát hiện, kiểm tra, cách li và điều trị mọi trường hợp Covid-19 cũng như theo dõi nghiêm ngặt mọi điểm tiếp xúc.

Ngoài ra, các quan chức cấp cao của WHO cũng lặp đi lặp lại việc giữ nguyên các biện pháp vệ sinh cá nhân như rửa tay thường xuyên sau khi giai đoạn giãn cách xã hội chấm dứt.

chọn
'Quy hoạch NOXH ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi là không khả thi'
Theo đại diện Ban Quản lý các Khu chế xuất và công nghiệp TP HCM, so với các dự án nhà ở thông thường, việc xây dựng NOXH phức tạp hơn. Chẳng hạn như việc chọn địa điểm xây dựng, nếu NOXH được quy hoạch ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi thì sẽ không khả thi do di chuyển hàng ngày bất tiện.