Vải là loại quả tốt cho sức khỏe và được trồng nhiều nhất tại các tỉnh Bắc Giang, Hải Dương, Hưng Yên... của Việt Nam. Trong 100g cùi vải có chứa 0,6g lipit, 0,5g sắt, 17,8mg magie, 34mg phốt pho... Đặc biệt chứa 66% đường glucose, 5% đường saccharose, dẫn đầu tỉ lệ đường trong tất cả các loại hoa quả.
Một số lợi ích của quả vải đối với sức khỏe
Chống ung thư: Trong quả vải có chứa một số chất như flavones, quercitin và kaemferol... Đây là những loại chất không chỉ tốt cho sức khỏe mà còn ngăn ngừa được sự phát triển của các tế bào ung thư.
Hỗ trợ tiêu hóa: Chất xơ hòa tan trong quả vải có tác dụng đào thải các chất độc có trong dạ dày, làm sạch ruột và giúp hệ tiêu hóa luôn khỏe mạnh. Không chỉ vậy, vải chín còn có chức năng chữa trị bệnh ợ nóng và làm giảm tình trạng đau, rát dạ dày.
Vải là loại quả phổ biến tại Việt Nam được rất nhiều người ưa thích (Ảnh: zutaken) |
Giúp xương vững chắc: Với các loại khoáng chất như đồng, mangan, phốt pho, magie, quả vải sẽ giúp gia tăng hoạt động hiệu quả của vitamin D, bổ sung canxi và làm vững chắc xương.
Giảm cân: Do không có chất béo bão hòa, rất ít calo, vì thế quả vải rất phù hợp với những người muốn giảm cân.
Phòng bệnh tim mạch: Quả vải được xếp thứ 2 trong những loại trái cây dẫn đầu về polyphenol, một loại chất giúp gia tăng sức khỏe cho tim mạch. Bạn có thể xay cơm vải thành nước ép và cho thêm vài viên đá lạnh để giảm lượng đường, sau đó sử dụng như bình thường. Hoạt chất chống oxy hóa trong nước vải ép sẽ ổn định nhịp tim và huyết áp, làm chậm quá trình phát triển của bệnh đục thủy tinh thể và nâng cao hệ miễn dịch.
Ăn vải thế nào để tốt cho sức khỏe?
Tuy chứa nhiều chất dinh dưỡng, nhưng theo một nghiên cứu của các nhà khoa học Ấn Độ và Mỹ thì trong quả vải có chứa hai chất hypoglycin A và methylene – cyclopropyl – glycerine (MCPG) có thể gây ngộ độc và thậm chí là chết người nếu ăn quá nhiều. Nghiên cứu này đã được đăng tải trên tờ tạp chí Y học Lancet của Anh.
Ăn vải nhiều có thể bị say (Ảnh: Lyyou) |
Tại Việt Nam tuy chưa có trường hợp tử vong vì bị ngộ độc vải nhưng người dân vẫn thường hạn chế ăn. Vì cho rằng quả vải có tính nóng, ăn nhiều sẽ không tốt cho sức khỏe, ảnh hưởng đến gan và gây mụn nhọt.
- Không nên ăn vải khi đói vì trong vải chứa nhiều đường, rất dễ khiến bạn bị say với các triệu chứng như buồn nôn, hoa mắt, bủn rủn tay chân... Tốt nhất, để đảm bảo cho sức khỏe thì bạn nên ăn vải sau bữa cơm hàng ngày.
- Không nên ăn những quả vải còn xanh, chưa chín đủ cũng như trnah1 nhai vào hạt của vải.
Không nên cắn vào hạt khi ăn vải. Phụ nữ mang thai và trẻ em chỉ nên ăn từ 3 - 5 quả mỗi ngày (Ảnh: Phong Cầm) |
- Phụ nữ mang thai, trẻ em và người già nên ăn vải vừa đủ, từ 3 - 5 quả mỗi ngày để tránh bị rát lưỡi, nóng trong.
- Với những người bị tiểu đường thì tốt nhất là không nên ăn vải. Còn nếu muốn ăn thì phải hạn chế lại các thực phẩm chứa nhiều đường khác.
Cách chọn vải ngon và bảo quản được lâu
Mùa vải bắt đầu vào tháng 6 và kết thúc vào khoảng tháng 10, hiện nay đang là chính vụ. Để chọn được những quả vải tươi, ngon, bạn cần chú ý: chọn những quả sáng màu, có vỏ đỏ đậm hoặc màu tươi, vỏ cứng, không bị nứt hay dập nát.
Vải sấy khô cũng được rất nhiều người ưa chuộng (Ảnh: Phùng Ngọc) |
Thông thường, nếu bảo quản trong tủ lạnh thì vải có thể để được đến 5 tuần. Khi mua vải về, bạn để nguyên cành, sau đó chia thành nhiều phần nhỏ vừa ăn cho mỗi bữa rồi bọc lại bằng giấy báo, bỏ trong núi ni lông và để vào ngăn mát tủ lạnh. Hoặc nếu muốn ăn vải trái mùa thì bạn có thể đem vải đi sấy khô, lúc này cơm vải sẽ có màu nâu, dẻo quánh và ăn có vị ngọt, thơm.