Nếu từng cả ngày quanh quẩn trong bốn bức tường, bạn sẽ hiểu trầm cảm sau sinh là gì

Nếu cuộc sống của bạn chỉ quanh quẩn trong bốn bức tường, cả ngày bế con và bế con, không ló mặt ra ngoài đường, không nói chuyện, không tiếp xúc với ai thì bạn cũng sẽ hiểu trầm cảm sau sinh là căn bệnh dễ mắc đến thế nào?

Ngày hôm qua khi thông tin người mẹ trẻ khai nhận đã tự tay sát hại đứa con trai 33 ngày tuổi chính thức được đưa ra, rất nhiều người trong chúng ta không khỏi bàng hoàng và căm phẫn. Còn với những ai đã từng làm mẹ, từng sinh nở thì thêm một cảm giác nữa, cảm giác xót xa đến ám ảnh. Bởi họ nhìn thấy mình trong đó, hơn ai hết họ hiểu trầm cảm sau sinh là gì. Trầm cảm sau sinh là một căn bệnh có thật.

neu ban tung song quanh quan trong bon buc tuong ban se hieu tram cam sau sinh la gi
Trầm cảm sau sinh là căn bệnh có thật. (Ảnh: Babycenter)

Trầm cảm sau sinh – căn bệnh có thật

Theo thống kê của bệnh viện Từ Dũ, TP HCM, có đến 40% phụ nữ bị trầm cảm sau sinh với các biểu hiện từ nhẹ đến nặng như khóc lóc, ủ rũ, buồn chán, mệt mỏi đến nặng như rối loạn tâm thần, có ý nghĩ tiêu cực, thậm chí là tự tử. Vậy nguyên nhân rốt cuộc là gì?

Nếu bạn từng sinh con, từng phải kiêng tắm gội trong ít nhất 1 tuần liền, cơ thể lúc nào cũng nhớp nhớp, nhiều mồ hôi, không sạch sẽ thì bạn sẽ hiểu trầm cảm sau sinh là gì?

Nếu cuộc sống của bạn chỉ quanh quẩn trong bốn bức tường, cả ngày bế con và bế con, không ló mặt ra ngoài đường, không nói chuyện, không tiếp xúc với ai thì bạn cũng sẽ hiểu trầm cảm sau sinh là căn bệnh dễ mắc đến thế nào?

Nếu bạn từng ăn liên tục ròng rã những món như thịt rim nghệ, canh rau ngót, một bát mỳ tôm khi ấy hóa ra lại là món đặc sản mà bạn thèm lắm, thèm lắm lắm, thì bạn sẽ hiểu ăn không ngon miệng cũng dễ gây bệnh, và cụ thể ở đây là bệnh trầm cảm sau sinh.

Nếu bạn từng một mình bế con thức thâu đêm, chồng bạn thậm chí ôm gối sang phòng khác để ngủ cho ngon, bạn sẽ hiểu cảm giác cô đơn đến tận cùng.

Nếu bạn từng muốn ngủ lắm nhưng vẫn phải cố mở mắt ra, ép mình ăn hết 3 bát cơm đầy, vì “ăn như thế mới đủ sữa cho con”, thì bạn sẽ hiểu đôi khi được ngủ một giấc thật ngon lại là liệu pháp chữa trị mọi vấn đề.

neu ban tung song quanh quan trong bon buc tuong ban se hieu tram cam sau sinh la gi
Nếu cuộc sống của bạn chỉ quanh quẩn trong bốn bức tường, cả ngày bế con và bế con thì bạn cũng sẽ hiểu trầm cảm sau sinh là căn bệnh dễ mắc đến thế nào? (Ảnh: Báo mới)

Cuộc sống của phụ nữ sau sinh, có mấy ông chồng thắc mắc nó như thế nào. Đó là cuộc sống quanh quẩn làm bạn với con và bốn bức tường, làm việc gì cũng phải nhanh nhanh chóng chóng để còn trông con. Nếu ở cùng nhà chồng, con có nhỡ khóc 1 tiếng cũng cuống cuồng dỗ vội vì sợ bị nhà chồng nói là “mẹ đoảng”, “làm gì mà để con khóc thế”.

Cuộc sống của phụ nữ sau sinh là cuộc sống phải gồng mình lên trước mọi xét nét, đòi hỏi, yêu cầu và đổ lỗi từ phía người khác. Con tăng cân không đúng chuẩn, không bụ bẫm là con còi. Mà con còi thì do sữa mẹ không tốt, nhất định phải là lỗi của mẹ, không phải của một ai khác. Con bỗng dưng quấy khóc, con thức đêm, con ít ngủ, con thích bế rong...tất tần tật những vấn đề liên quan đến con đều là lỗi tại mẹ.

Nếu không có sự đồng hành và thông cảm từ chồng, thì cuộc sống của phụ nữ sau sinh đích thị là cuộc sống đơn độc. Họ đơn độc trước mọi chỉ trích, đơn độc chăm con, đơn độc bế con thức thâu đêm, đơn độc với nỗi sợ và với cả nỗi mệt mỏi của chính mình. Họ sợ tiếng con khóc, sợ con giật mình, con ngủ không dám ngủ sợ nằm đè lên con, sợ con đói ăn mà không đáp ứng được.

neu ban tung song quanh quan trong bon buc tuong ban se hieu tram cam sau sinh la gi
Nếu không có sự đồng hành và thông cảm từ chồng, thì cuộc sống của phụ nữ sau sinh đích thị là cuộc sống đơn độc. (Ảnh: Khám phá)

Áp lực – có lẽ là từ ngắn gọn nhưng mô tả đích xác nhất những gì người mẹ phải trải qua sau khi sinh con. Những điệp khúc ngày nào cũng lặp đi lặp lại như: cháu mấy cân rồi, mẹ đủ sữa chứ, phải cho uống thêm sữa ngoài vào, đừng bế ẵm nó nhiều nó hư đấy...vô tình khiến người mẹ nghi ngờ bản năng làm mẹ của mình. Người mẹ khi ấy bị áp lực phải chăm con khéo, buộc phải là người mẹ hoàn hảo.

Chưa kể sau sinh cơ thể người mẹ có sự thay đổi đột ngột về hormone như mất đi hormone nhau thai HCG (tạo điều kiện cho niêm mạc tử cung để thai nhi phát triển), cùng quá trình tiết sữa, cơ thể cũng bị giảm đột ngột estrogen, progestrogen và hormone tuyến giáp. Thế nên tâm lý không ổn định, nhạy cảm, dễ bị tổn thương bởi những câu nói rất đỗi bình thường.

Có sự cảm thông của chồng, vợ sẽ vượt qua được trầm cảm sau sinh

neu ban tung song quanh quan trong bon buc tuong ban se hieu tram cam sau sinh la gi
Trầm cảm sau sinh không phải là vấn đề của riêng phụ nữ. (Ảnh: Parenting)

Có đến 80% phụ nữ sau sinh trải qua cảm giác buồn chán, mệt mỏi, bất an, lo lắng vài ngày sau sinh, đây là trầm cảm sinh lý. Nhưng rất nhiều trường hợp trong số 80% này phát triển thành trầm cảm kéo dài. Thực tế nhiều bà mẹ dù đã chuẩn bị tâm lý rất kỹ nhưng vẫn trải qua các cảm giác đó. Cũng có nhiều bà mẹ tâm sự điều này với người thân trong gia đình nhưng ít ai để ý, quan tâm.

Trầm cảm sau sinh không phải là vấn đề của riêng phụ nữ. Phụ nữ bị trầm cảm sau sinh do nhiều nguyên nhân, trong số đó có nguyên nhân từ phía người chồng không cảm thông và đồng hành với vợ.

Chồng đã ở đâu trong khi vợ một mình xoay sở, vừa thay bỉm cho con, miệng thì liên tục nựng con, dỗ con nín khóc?

Chồng đã ở đâu khi vợ thức thâu đêm bế ẵm con, cố gắng ru con ngủ?

Chồng đã ở đâu khi vợ kì cạch hút sữa, vừa hút vừa khóc vì sữa ra ít quá, sợ rằng không đủ cho con?

Chồng đã ở đâu khi vợ thẫn thờ soi gương, đầu tóc bù xù, quần áo luộm thuộm, bụng vẫn to như đang chửa mấy tháng và người thì sồ sề, ục ịch?

neu ban tung song quanh quan trong bon buc tuong ban se hieu tram cam sau sinh la gi
Da kề da với con giúp tăng sữa mẹ, tăng gắn kết mẹ con và hạn chế nguy cơ trầm cảm sau sinh. (Ảnh: Tamanhhospital)

Đừng đổ lỗi hoàn toàn cho người mẹ, người vợ. Người chồng trong trường hợp này đóng vai trò rất quan trọng. Chỉ có người chồng, thường là người cùng thế hệ với vợ, mới có thể hiểu được các quan niệm mới về kiêng cữ sau sinh và nuôi dạy con. Và chồng cũng là người vợ thấy gần gũi, dễ chia sẻ nhất trong môi trường mới - nhà chồng. Nếu chồng cảm thông, nói chuyện và giúp đỡ vợ một chút, người vợ sẽ dễ dàng vượt qua những mệt mỏi, khó khăn sau sinh.

Về phía người mẹ, nên chuẩn bị tâm lý thật kỹ trước khi sinh con. Không tự “nhốt” mình trong phòng mà nên gặp gỡ, nói chuyện với mọi người. Điều quan trọng hơn cả là bằng mọi giá nuôi con bằng sữa mẹ, da kề da với con thường xuyên để tăng kết nối mẹ con. Sợi dây gắn kết mẹ con càng bền chặt, sẽ càng tiếp thêm cho mẹ sức mạnh để đủ bản lĩnh và tỉnh táo đối mặt với trầm cảm sau sinh.

chọn
Công ty con Kinh Bắc tăng vốn gấp rưỡi trước thềm xây khu công nghiệp 466 ha ở Long An
Sài Gòn Tây Bắc (SCD) - công ty con của Kinh Bắc sắp xây dựng KCN Lộc Giang gần 5.200 tỷ tại Đức Hòa, Long An. Vừa qua, doanh nghiệp này đã thực hiện tăng vốn điều lệ từ 750 tỷ đồng lên 1.181 tỷ đồng.