Đây là những câu nói khiến các mẹ dễ bị trầm cảm sau sinh | |
Nếu từng cả ngày quanh quẩn trong bốn bức tường, bạn sẽ hiểu trầm cảm sau sinh là gì |
Nhắc đến trầm cảm sau sinh, rất nhiều phụ nữ cho rằng nguyên nhân là do chồng không san sẻ công việc chăm con với vợ, bất đồng quan điểm với mẹ chồng trong việc kiêng cữ sau sinh, nuôi dạy con cái. Người phụ nữ cảm thấy cô đơn vì một mình một “chiến tuyến”, không có ai thông cảm và đồng hành cùng. Trầm cảm sau sinh được coi là căn bệnh thường gặp với hầu hết phụ nữ, từ những biểu hiện nhẹ như hay buồn chán, lo âu, hay khóc đến nặng hơn như có ý nghĩ muốn con biến mất đi một lát, tự làm mình đau, mất ngủ kéo dài. Thậm chí có nhiều người chia sẻ rằng dù đã chuẩn bị tâm lý rất kỹ từ trước, nhưng trầm cảm sau sinh là điều không tránh khỏi.
Anh Nguyễn Việt Đức (Hà Nội) đã có hai con và hiện làm công việc kinh doanh cho biết vợ anh là trường hợp hiếm không bị trầm cảm sau sinh, phần nhiều vì mẹ anh rất thương con dâu và bản thân anh cũng giúp đỡ vợ nhiều trong thời gian nuôi con mọn.
Anh Nguyễn Việt Đức (Hà Nội) chia sẻ chưa từng thấy vợ bị trầm cảm sau sinh. (Ảnh: NVCC) |
“Vợ mình muốn bị trầm cảm cũng không được. Hai tuần sau sinh vợ mình đã được đi chơi vì bà tâm lí sẵn sàng trông cháu cho. Hai vợ chồng mình yêu nhau từ năm 2007, đến nay đã là 10 năm nhưng chưa bao giờ bà to tiếng, xét nét con dâu. Ngược lại lúc nào cũng bênh. Mình bắt vợ xuống nhà nấu cơm, bà chạy ra bảo ‘Con ngồi đây chơi cho mát, mẹ nấu ù cái xong’ hoặc mắng ngược lại mình ‘Sao cứ bắt vợ làm, để nó nghỉ ngơi’, dù lúc đó vợ mình chưa mang bầu. Quan hệ mẹ chồng nàng dâu nhẹ nhàng, vợ mình chưa bao giờ phải nịnh mẹ chồng, cũng chưa bao giờ tỏ thái độ không hài lòng về bà”, anh Việt Đức chia sẻ về mối quan hệ mẹ chồng nàng dâu rất đặc biệt trong gia đình anh.
Bố mẹ anh Đức rất mực thương yêu con dâu. (Ảnh: NVCC) |
Anh Việt Đức ví mối quan hệ giữa hai người phụ nữ trong gia đình anh là chuyện cổ tích có thật. Từ trước đến nay, nhắc đến chuyện mẹ chồng nàng dâu thì người nghe ngay lập tức sẽ liên tưởng đến tình trạng xấu nhất, với sự đàn áp từ phía này hay hỗn láo từ phía kia, nói chung là cơm không lành canh chẳng ngọt. Thế nhưng với gia đình anh Việt Đức lại khác hoàn toàn. “Mẹ mình đối xử cực kỳ tốt với con dâu. Có hôm cơm bà nấu xong bưng lên tận phòng cho con dâu ăn, quần áo bà giặt xong phơi rồi lại gấp cẩn thận mang vào phòng, nhà cửa thì khi vợ mình đi làm, bà vào dọn sạch sẽ tinh tươm”, anh Đức nói thêm.
Khi vợ sinh nở lần 2, anh Đức hỗ trợ vợ rất nhiều và còn kiêm luôn công việc chăm bé lớn. (Ảnh: NVCC) |
Vợ anh may mắn có sự hỗ trợ và cảm thông từ gia đình nhà chồng, nên không bị trầm cảm sau sinh. (Ảnh: NVCC) |
Về phần anh, anh Đức cũng hỗ trợ vợ rất nhiều trong thời gian vợ mới sinh nở. Do vợ sinh mổ, nên anh Đức hỗ trợ ru con ngủ, tắm cho con, lau rửa vết thương cho vợ, chăm đứa lớn, thậm chí còn tự tay nấu nướng để vợ có nhiều sữa và mau hồi phục sức khỏe. “Ba đêm trong viện mình thức trắng trông con, mọi việc lớn nhỏ đều làm, chỉ trừ việc cho con bú là không làm được thôi”, anh Đức nói.
Anh Đức tự tay nấu cơm ở cữ cho vợ. (Ảnh: NVCC) |
Để vợ không bị trầm cảm sau sinh, theo kinh nghiệm của anh, thì ngoài việc mẹ chồng tâm lý, thì người chồng cũng đóng vai trò rất quan trọng. Anh nói: “Tốt nhất nên khen vợ thật nhiều, pha trò nhiều, làm vợ vui còn ra sữa nhiều, nhanh hồi sức cùng mình chăm con. Cá nhân mình thấy việc có con mọn không quá áp lực như mọi người nghĩ. Áp lực chăm con sao bằng áp lực ra ngoài kiếm tiền nuôi gia đình. Nói dài dòng là vậy nhưng tóm lại là người phụ nữ hạnh phúc sẽ nuôi dạy nên những đứa con hạnh phúc. Điều tốt nhất mà người cha có thể làm cho con của mình là yêu thương mẹ chúng thật nhiều".
Lối sống 20:17 | 28/04/2019
Lối sống 12:00 | 21/07/2018
Lối sống 11:19 | 21/07/2018
Giải trí 06:00 | 16/06/2017
Giải trí 05:00 | 16/06/2017
Lối sống 03:23 | 16/06/2017
Giải trí 02:56 | 16/06/2017
Lối sống 02:34 | 16/06/2017