Theo TS. Trần Thị Hồng Thu (BV Tâm thần Ban ngày Mai Hương, Hà Nội) những yếu tố sinh học, tâm lý và xã hội góp phần phát triển bệnh trầm cảm ở phụ nữ. TS.Thu cho biết, 2 rối loạn trầm cảm chính liên quan đến sinh sản là “baby blues” và trầm cảm sau sinh.
“Baby blues là một rối loạn khí sắc nhẹ, thoáng qua và ảnh hưởng tới 80% sản phụ. Những triệu chứng thường xuất hiện trong những ngày đầu sau sanh và biến mất trong vòng 2 tuần.
Bệnh trầm cảm sau khi sinh (Postpartum Depression hay PPD) là căn bệnh chủ yếu đến với người phụ nữ sau khi đứa con được ra đời. Triệu chứng thường thấy là buồn rầu sau khi sinh, cảm xúc dao động, dễ khóc, mất ngủ, lo âu quá mức, thiếu tập trung, cáu gắt, xao nhãng việc chăm sóc con cái, ăn uống thất thường.
Theo thống kê, có khoảng 10-20% số chị em phụ nữ mắc chứng trầm cảm sau sinh với những biểu hiện như buồn chán, mệt mỏi, cảm xúc dao động, dễ khóc, mất ngủ, lo âu quá mức, thiếu tập trung, cáu gắt, xao nhãng việc chăm sóc con cái, ăn uống thất thường, quá lo sợ cho sự an toàn của con hoặc chán ghét con, thậm chí có người còn giết cả con mình.
Bệnh trầm cảm thường xuất hiện nhiều ở phụ nữ sau sinh. (Ảnh minh họa) |
Về triệu chứng học, hội chứng này tương tự với một giai đoạn trầm cảm nặng, bao gồm khí sắc trầm buồn, mất quan tâm và thích thú, thay đổi đáng kể về sự thèm ăn hoặc cân nặng, rối loạn giấc ngủ, cảm thấy mình vô dụng, có ý nghĩ tự sát,…
Giai đoạn trầm cảm nặng có thể có biểu hiện loạn thần (liên quan chủ yếu đến đứa trẻ mới sinh), những ý nghĩ ám ảnh (thường liên quan đến bạo lực đối với đứa trẻ), lo âu nhiều và những cơn hoảng loạn.
Ý nghĩ và hành vi giết đứa trẻ ngay sau khi sinh có thể xảy ra trong trường hợp giai đoạn trầm cảm rất nặng có loạn thần. Trường hợp nặng, gia đình nên cách ly người mẹ khỏi đứa trẻ rồi đưa đến BV hoặc khoa tâm thần để khám và điều trị.
Trầm cảm ở phụ nữ xảy ra nhiều gấp 2 lần so với nam giới. Rối loạn khí sắc ở phụ nữ bao gồm những hội chứng trầm cảm xảy ra trong các giai đoạn đặc biệt của cuộc đời như trầm cảm tiền kinh nguyệt, trầm cảm sau sinh và liên quan đến thời kỳ mãn kinh.
Do phụ nữ dễ bị trầm cảm. Vì vậy, việc phát hiện và điều trị sớm góp phần quan trọng để phòng ngừa những hậu quả nguy hại có thể xảy ra.
Ở những phụ nữ từng mắc bệnh trầm cảm sau sinh, nguy cơ tái phát ở lần sinh tiếp theo là 50%. Người có tiền sử trầm cảm ngoài thai kỳ, nguy cơ ttrầm cảm sau sinh 25%. Nếu trong thời kỳ mang thai mắc trầm cảm mà ngưng thuốc sớm thì 68% tái phát trầm cảm sau sinh; nếu tiếp tục dùng thuốc thì 25% tái phát trầm cảm sau sinh; 41,2% người bệnh trầm cảm sau sinh có ý nghĩ hay hành vi tự sát.
XEM THÊM
Người mẹ giết con trai và cháu mới đi chữa trầm cảm ở Lào Cai
Người mẹ giết con trai và cháu ở chung cư Thanh Hà, huyện Quốc Oai, Hà Nội tên là Hoàng Thị Sen, mới đi chữa ... |
Học quá nhiều vì bố mẹ kỳ vọng, nữ sinh 16 tuổi trầm cảm nặng
Kỳ vọng của bố mẹ nhiều khi lại trở thành gánh nặng cho con trẻ, nghiêm trọng hơn, có thể biến một đứa trẻ vô ... |
Nữ dược sĩ Đồng Nai thoát khỏi chuỗi ngày trầm cảm nhờ yoga
Khoảng thời gian bị trầm cảm, chị Huyền Mai cảm thấy cuộc sống vô nghĩa, nhiều lần nghĩ đến cái chết để giải thoát nhưng ... |
Từng trầm cảm sau sinh vì quá xấu, bà mẹ một con khiến nhiều người bất ngờ khi gặp lại
Từng trầm cảm sau sinh vì quá tự ti về ngoại hình, chị Nguyễn Hồng Nhung (Hà Nội) khiến nhiều người bất ngờ khi gặp ... |
Vợ trầm cảm vì nghỉ việc ở nhà chăm con
Vì một số lý do nào đó, không ít bà vợ phải chọn giải pháp ở nhà chăm con thay vì đi làm. Tuy nhiên, ... |
Lối sống 20:17 | 28/04/2019
Lối sống 12:00 | 21/07/2018
Lối sống 11:19 | 21/07/2018
Giải trí 06:00 | 16/06/2017
Giải trí 05:00 | 16/06/2017
Lối sống 03:23 | 16/06/2017
Giải trí 02:56 | 16/06/2017
Lối sống 02:34 | 16/06/2017