Chủ tịch ADB Masatsugu Asakawa nhận định đại dịch Covid-19 đã trở thành một cuộc khủng hoảng toàn cầu nghiêm trọng. Do đó, đòi hỏi hành động mạnh mẽ ở cấp độ quốc gia, khu vực và toàn cầu.
ADB đang đề ra những hành động quyết liệt để đẩy lùi dịch bệnh, nhằm bảo vệ người nghèo, người dễ tổn thương và người dân nói chung trong toàn khu vực.
Đồng thời, hành động từ ADB cũng để bảo đảm rằng các nền kinh tế đang phát triển sẽ hồi phục nhanh chóng hết mức có thể.
Theo đó, gói hỗ trợ ban đầu của ADB gồm xấp xỉ 3,6 tỉ USDdành cho các hoạt động thuộc kênh chính phủ, cho loạt biện pháp ứng phó trước những hậu quả về kinh tế và y tế của đại dịch, cùng 1,6 tỉ USD trong các hoạt động để hỗ trợ doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa; thương mại trong nước và khu vực, cũng như các công ty bị tác động trực tiếp.
ADB cũng sẽ huy động khoảng 1 tỉ USD nguồn vốn ưu đãi, thông qua tái phân bổ từ các dự án đang triển khai, và đánh giá khả năng cần thiết sử dụng các nguồn dự phòng.
Ngoài ra, ADB sẽ cung cấp 40 triệu USD, viện trợ hỗ trợ kĩ thuật và giải ngân nhanh.
Theo ADB tại Việt Nam, Việt Nam đang bị ảnh hưởng của dịch Covid-19, lại là quốc gia thành viên của ADB. Vì vậy, Việt Nam sẽ nằm trong chương trình hỗ trợ 6,5 tỉ USD này của ADB.
ADB cho biết sẽ sẵn sàng cung cấp thêm hỗ trợ tài chính và tư vấn chính sách trong tương lai, khi điều kiện cho phép, bên cạnh gói cứu trợ 6,5 tỉ USD.
"Để gói hỗ trợ đến với các nước thành viên đang phát triển một cách nhanh chóng, ADB sẽ xem xét điều chỉnh các công cụ tài trợ và quy trình kinh doanh", Chủ tịch Asakawa nhấn mạnh.
Sự hỗ trợ ngân sách sẽ khẩn cấp hơn cho các nền kinh tế đang đối mặt với hạn chế về tài khóa nghiêm trọng, tinh giản thủ tục cho các khoản vay chính sách, mua sắm với các quy trình linh hoạt.
Đầu tháng 3, ADB đã công bố phân tích ban đầu và các dữ liệu liên quan về tác động kinh tế của sự bùng phát Covid-19 tại khu vực châu Á. Dự kiến ngày 1/4 tới, ADB sẽ công bố các số liệu ước tính cập nhật về tác động kinh tế của đại dịch này, trong báo cáo Triển vọng phát triển châu Á 2020.
Ngoài ADB, nhiều định chế tài chính và tổ chức quốc tế đã thực hiện hỗ trợ tài chính, nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực của dịch Covid-19 đến kinh tế.
Nhóm Ngân hàng Thế giới cũng nâng gói hỗ trợ tài chính khẩn cấp thêm 2 tỉ USD lên 14 tỉ USD trong bối cảnh dịch lây lan nhanh. Theo đó, gói hỗ trợ này sẽ cải thiện năng lực quốc gia ứng phó với các vấn đề y tế công cộng, hỗ trợ khẩn cấp cho các doanh nghiệp và người lao động để giảm bớt ảnh hưởng của dịch Covid-19 đến tài chính và kinh tế.
Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) cũng công bố chương trình khẩn cấp mua trái phiếu trị giá lên tới 750 tỉ euro đến hết năm 2020, nhằm ứng phó các rủi ro nghiêm trọng đối với cơ chế chuyển giao chính sách tiền tệ và triển vọng Khu vực đồng euro (Eurozone), do dịch Covid-19 gây ra.
.
Tiêu dùng 11:18 | 15/06/2020
Tiêu dùng 16:54 | 14/06/2020
Tiêu dùng 09:30 | 14/06/2020
Kinh doanh 06:37 | 14/06/2020
Kinh doanh 15:51 | 13/06/2020
Kinh doanh 06:35 | 13/06/2020
Kinh doanh 16:27 | 11/06/2020
Tiêu dùng 17:00 | 10/06/2020