Bộ tranh: Chuyện chàng chuyển giới 'rồng tũn' | |
Cô nàng xinh đẹp: 'Phụ nữ chuyển giới càng phải làm đẹp' |
Lịch sử ngày Quốc tế hiện diện của người chuyển giới
Ngày Quốc tế hiện diện của người chuyển giới là sự kiện diễn ra thường niên vào ngày 31/03. Trong ngày này, cộng đồng người chuyển giới mong muốn nâng cao nhận thức của mọi người về hình ảnh người chuyển giới trên thế giới và tiến tới việc thiết lập môi trường bình đẳng giới. Ngày lễ này được thành lập bởi những người chuyển giới tích cực tại Mỹ nhằm phòng chống sự phân biệt đối xử trong cộng đồng.
Triển lãm Ngày quốc tế hiện diện của người chuyển giới được tổ chức lần đầu tiên vào ngày 31 tháng 3 năm 2009.
Ngày Quốc tế hiện diện người chuyển giới diễn ra vào 31/3 hàng năm. (Ảnh: Wiki). |
Đến năm 2015, rất nhiều người chuyển giới đã tham gia vào chiến dịch tôn vinh mình trên các kênh truyền thông bao gồm Facebook, Tumblr và Instagram. Những người tham gia đều chia sẻ hình ảnh của mình, câu chuyện về cuộc đời cũng như những kỳ vọng của họ về môi trường bình đẳng cho người chuyển giới.
Mặc dù xã hội đã có sự thay đổi đáng kể trong nhận thức về hình ảnh người chuyển giới. Tuy nhiên, không ít người chuyển giới vẫn đang phải sống một cuộc sống cơ cực, tủi nhục.
Kim, một người chuyển giới, cho biết: "Đây không phải là lần đầu tiên, mà mỗi năm tôi phải tìm một ngôi nhà mới cho mình. Tôi thường xuyên rơi vào tình trang vô gia cư. Những chủ nhà không muốn tôi sống ở đó".
Hoa hậu Nong Poy: Câu chuyện của người phụ nữ sinh ra trong hình hài đàn ông! | |
Chàng trai chuyển giới từng bị bạn bè 'đòi kiểm tra' là trai hay gái |
Ahi Wi Honggi, 32 tuổi, điều phối viên quốc gia của nhóm giới tính thiểu số: "Đó là sự kỳ thị, thành kiến. Chúng ta cần phải có cái nhìn sâu hơn về những cuộc đấu tranh với định kiến xã hội của người chuyển giới. Chúng ta cần hành động để bảo vệ họ, giúp họ không còn rơi vào tình trạng vô gia cư, mất gia đình, người thân.
Thực tế hiện nay, người chuyển giới đã được tôn trọng khá nhiều, song chúng ta cần phải triển khai việc xây dựng quyền bình đẳng và nâng cao nhận thức về quyền con người với người chuyển giới."
Chiến dịch "Ruy băng hồng"
Ngày hôm qua trên trang cá nhân của mình, anh Lương Thế Huy (nhà vận động quyền LGBT) đã đăng tải thông tin, kêu gọi: "Đổi avatar hay đăng hình của mình cùng với ruy băng màu hồng trên ngực với mục đích: nhớ đến nhiều thế hệ người chuyển giới nam và nữ trước nay đã chịu đựng sự kỳ thị, phân biệt đối xử, cô lập trong đời sống gia đình, xã hội mà nhiều người trong số đó mình biết đã phải đánh đổi hạnh phúc, tự do, thậm chí mạng sống của mình để không đổi lại được gì cả ngoài việc có thể thực sự là chính mình."
Chiến dịch Ruy băng hồng cũng khuyến khích người tham gia kể một câu chuyện trong caption ảnh của mình câu chuyện về một người chuyển giới đã bị lãng quên như vậy, để những câu chuyện được lưu lại, được trở thành sức mạnh và động lực cho cộng đồng LGBT hôm nay.
Chiến dịch ruy băng hồng. (Ảnh: Hà Nội Queer). |
Lý giải việc lựa chọn "thay avata bằng ruy băng hồng", anh Lương Thế Huy cho biết: "Màu hồng là màu đơn tượng trưng cho LGBT. Thời Đức Quốc Xã, người đồng tính bị đưa vào trại tập trung và gắn lên áo một tam giác màu hồng.
Ngay lập tức, thông điệp hưởng ứng ngày Quốc tế hiện diện của người chuyển giới đã nhanh chóng được lan tỏa.
Tại Hà Nội, tổ chức Hà Nội Queer đã chuẩn bị ruy băng hồng cài áo để dành tặng cho các thành viên tham gia chiến dịch.