Nghệ sỹ mưu sinh: Chuyện 'biết rồi, khổ lắm, nói mãi'?

Với họ, nghệ sĩ có thể chỉ là cái danh, như là một thế giới để họ "thỏa chí tang bồng", không hơn. Và khi bước ra khỏi thế giới ấy, họ lại phải đối diện với cuộc sống trước mặt, phải chật vật sinh nhai bằng những công việc rất ít liên quan tới chuyên môn, để sinh tồn và tiếp tục sáng tác.

Khoảng năm 1994- 1995, nhà điêu khắc Nguyễn Như Ý tốt nghiệp Đại học Mỹ thuật Hà Nội khoa Điêu khắc. Từ đó trở đi, thông tin về Nguyễn Như Ý luôn “phủ” khắp các kênh truyền thông. Tượng của anh, tranh của anh được nhiều người săn lùng. Những câu chuyện về tài năng và thân phận của anh trở thành huyền thoại. Hơn hai thập kỷ đi qua, nếu nhìn ở góc độ truyền thông và sức sáng tác, Nguyễn Như Ý là một người nghệ sĩ thành công. Nhưng câu chuyện sống bằng nghề thì không hẳn thế.

Người viết gặp nhà điêu khắc Nguyễn Như Ý cách đây vài năm, lúc anh vừa đi bán cá ở chợ về. Trước mắt tôi là một người đàn ông vạm vỡ, lưng đen bóng với một chiếc nạng. “Hôm ấy vui quá!”- Anh cười giòn giơ chiếc nạng lên giải thích về một chân bị mất trong một vụ tai nạn giao thông.

nghe sy muu sinh chuyen biet roi kho lam noi mai
Nguyễn Như Ý khi đã mất 1 chân sau vụ tai nạn (Ảnh: NVCC)

Khi chúng tôi hỏi mua tượng, anh gãi đầu “chào hàng”: “Tượng gỗ này hay lắm. Chơi chán, anh chị có thể để trồng mọc nhĩ hoặc nhà mất điện, chẻ ra làm củi nấu cơm cũng được”. Lúc đề cập tới giá cả, anh bảo: “Anh chị trả bao nhiêu cũng được”.

Cụm từ “bao nhiêu cũng được” là câu cửa miệng mỗi lúc nhà điêu khắc "nổi tiếng" ấy bán tranh, bán tượng. Trước đó, khi thì anh đổi cả bức tranh lấy một chai rượu. Lúc thì anh tặng tượng cho người trong làng. Anh Sơn, anh trai của Nguyễn Như Ý, cũng người cưu mang Như Ý, bảo: “Tôi đã cấm nó không được đi bắt cá vì bố mẹ cho ăn học để thành nghệ sĩ chứ không phải kiếm sống kiểu này. Nhà cũng không đến nỗi khó khăn nên tôi bảo nó chỉ ở nhà đục tượng với vẽ thôi mà nhiều lúc không để ý nó vẫn ra ngoài bắt cá”.

Ở đây, câu chuyện của nhà điêu khắc Nguyễn Như Ý không phải câu chuyện "giàu", "nghèo", mà là câu chuyện tự trọng của một người nghệ sỹ bị tổn thương trong chính xã hội mình đang sống. Có lẽ đây không phải là câu chuyện hiếm trong giới văn nghệ sỹ, nó giống như chuyện công chúng vẫn thấy đâu đó một nghệ sĩ Piano sống bằng việc bán bún ốc; nhạc sỹ đi làm xe ôm, nhà văn bán cafe; hay ca sĩ sống bằng việc đi làm trang điểm cô dâu…

Thực tế là ở nước ta, số các văn nghệ sỹ may mắn sống được bằng nghề thực sự rất hiếm, nhiều tài năng nghệ thuật đã không thể sống được bằng nghệ thuật, và lòng tự trọng càng khiến họ không chấp nhận thỏa hiệp với những thứ "phi nghệ thuật". Với họ, nghệ sĩ có thể chỉ là cái danh, như là một thế giới để họ "thỏa chí tang bồng", không hơn. Và khi bước ra khỏi thế giới ấy, họ lại phải đối diện với cuộc sống trước mặt, phải chật vật sinh nhai bằng những công việc rất ít liên quan tới chuyên môn, để sinh tồn và tiếp tục sáng tác.

Đáng buồn thay, chuyện nghệ sĩ tài năng phải chật vật loay hoay kiếm những tờ giấy nhàu nhĩ mà quý giá gọi là tiền không hề hiếm. Ở Việt Nam, hiện tượng cafe Lâm tồn tại trong những ngày bao cấp là một ví dụ. Quán cafe này là một dạng “salon chui” trong thời kì trước đổi mới, Bùi Xuân Phái, Dương Bích Liên, Nguyễn Tư Nghiêm, Trọng Kiệm, Lưu Công Nhân, Văn Cao, Nguyễn Sĩ Ngọc, Nguyễn Tuân… là khách quen của quán. Ở quán, các bức tranh của các họa sĩ gạo cội được định giá bằng vài chục ly cafe, chục quả trứng ốp la.

Nghĩ cũng bèo bọt! Nhưng không có cafe Lâm thì chẳng nơi đâu dám “chơi” với nghệ thuật ở thời buổi đất nước khó khăn ấy. Và, tới tận lúc này, những bức tranh treo ở quán cafe Lâm vẫn là những vết dấu về sự nhọc nhằn của đời nghệ sĩ.

nghe sy muu sinh chuyen biet roi kho lam noi mai
Cafe Lâm giờ vẫn treo nhiều tranh quý của nhiều họa sỹ nổi tiếng (Ảnh: VNP)

Trong cuốn Người không quê hương của Kurt Vonnegut, ông có viết một đoạn thế này: “Nếu bạn muốn thực sự làm cha mẹ khổ tâm mà không đủ can đảm làm người đồng tính, việc tối thiểu bạn có thể làm là gia nhập ngành nghệ thuật... ''

Vậy, vì sao mà câu chuyện "làm nghệ thuật" lại cứ gắn với sự khổ tâm của cha mẹ, sự "bất đắc chí", với những loay hoay để mưu sinh, để tồn tại. Một vấn đề mà dường như bao nhiêu lâu nay người nghe vẫn tặc lưỡi “biết rồi, khổ lắm, nói mãi", nhưng chưa bao giờ muốn đi đến tận cùng của câu trả lời, để tìm ra lối thoát cho những bế tắc của những nghệ sỹ đương thời: Họ đang làm gì? Họ kiếm sống như thế nào? Họ đã và đang phải trải qua những gì?

Với chuyên đề "Nghệ sỹ sống bằng gì?" trong các phần tiếp theo, chúng tôi, nhóm thực hiện chuyên đề sẽ chuyển tới các bạn những câu chuyện, những góc khuất, hay những quan điểm chân thực nhất từ nhiều nghệ sỹ khác nhau, những người mà xã hội luôn khoác lên họ những mỹ từ đẹp đẽ, mặc cho họ một chiếc áo danh giá, nhưng "Cơm áo thì không đùa với khách thơ", thực tế cuộc sống của họ dường như đang khác xa với tưởng tượng của xã hội rất nhiều.

XEM THÊM:

nghe sy muu sinh chuyen biet roi kho lam noi mai Nghệ sỹ Lê Bình: Một đời tài hoa, một đời lận đận

Tài hoa, lương thiện, luôn hết mình với nghệ thuật bằng cả cái tâm và cái tài, nhưng dường như số phận nghệ sỹ Lê ...

nghe sy muu sinh chuyen biet roi kho lam noi mai Nghệ sỹ hài kể chuyện: Vui buồn thời hoàng kim chạy showv

Mùa Tết là mùa chạy show của hầu hết các nghệ sĩ. Những sao ăn khách như Việt Hương, Hồng Tơ, Lê Quốc Nam 10 ...

nghe sy muu sinh chuyen biet roi kho lam noi mai Lùm xùm cổ phần hóa Hãng Phim truyện Việt Nam: Rà soát chóng vánh, nghệ sỹ bất bình

TP - Xung quanh nghi vấn tiêu cực trong cổ phần hóa (CPH) hãng phim lớn nhất ngành điện ảnh cả nước, Thủ tướng Chính ...

chọn
Địa phương được dự báo là 'thủ phủ công nghiệp' mới ở phía nam vừa hút hơn 1,5 tỷ USD vốn ngoại sau một quý
Quý I/2024, Bà Rịa - Vũng Tàu đã thu hút 13 dự án FDI với tổng vốn đầu thu thu hút hơn 1,56 tỷ USD và 10 dự án trong nước với tổng đầu tư thu hút gần 25.000 tỷ đồng.