Ngoài bánh trôi bánh chay, người Việt còn nấu món gì cúng gia tiên trong Tết Hàn thực?

Tết Hàn thực (3/3 Âm lịch) lâu nay còn được gọi là Tết bánh trôi bánh chay. Song bên cạnh 2 thức bánh cổ truyền này, nhiều món ăn nguội khác cũng được người Việt dâng lên mâm cúng gia tiên, hướng về nguồn cội. 

Nguồn gốc, ý nghĩa ngày Tết Hàn thực

Tết Hàn thực diễn ra vào ngày mùng 3/3 Âm lịch hàng năm là một trong những ngày lễ quan trọng đối với người Việt. Trong tiếng Hán, Hàn thực có nghĩa là "thức ăn lạnh". 

 Tết này còn xuất hiện tại một số tỉnh của Trung Quốc và một số cộng đồng người gốc Hoa trên khắp thế giới.

Theo tích cổ, vua nước Tấn đã hạ lệnh trong dân gian phải kiêng đốt lửa ba ngày từ mùng 3 - 5/3 Âm lịch và chỉ ăn đồ ăn nguội đã nấu sẵn để tưởng niệm lòng trung thành của Giới Tử Thôi, vị trung thần phò tá mình suốt 19 năm trời.

Sau này, người Việt cũng theo tục ăn đồ lạnh vào ngày 3/3 Âm lịch nhưng xét ra, Tết Hàn thực tại Việt Nam vẫn mang đậm nét riêng, không liên quan tới điển tích kia.

Bởi vào ngày này, người Việt chủ yếu làm bánh trôi, bánh chay để thờ cúng tổ tiên, tưởng nhớ đến những người đã khuất chứ không kiêng đốt lửa.

Người Việt nấu món gì để cúng gia tiên trong Tết Hàn thực?

Về phong tục cúng lễ trong Tết Hàn thực được hướng dẫn trong nhiều cuốn sách, mâm lễ cúng ngày Tết Hàn thực gồm "hương, hoa, trầu cau và 5 hoặc 3 bát bánh trôi cùng 5 hoặc 3 bát bánh chay".

Ngoài bánh trôi bánh chay, người Việt còn nấu món gì cúng gia tiên trong Tết Hàn thực? - Ảnh 1.

Bánh quả nhót ăn với mật mía là món bánh đặc trưng ngày Tết Hàn thực. (Ảnh minh họa).

Ngoài 2 món bánh trôi, bánh chay cổ truyền, người dân một số tỉnh thành miền Bắc còn làm bánh quả nhót để cúng gia tiên trong Tết Hàn thực. 

Bánh quả nhót cũng được làm từ bột nếp, bột tẻ nhưng không có nhân. Tương tự như bánh trôi, sau khi nhào bột và để bột "nghỉ", người làm sẽ dùng tay để nặn bột thành hình thoi, dài tương tự quả nhót. 

Sau khi nặn, bánh sẽ được luộc chín theo đúng công thức "ba chìm, bảy nổi". Khi nào bánh nổi sẽ được vớt ra, xào qua với mật hoặc dính thêm vài hạt lạc ở bên ngoài.

Bánh quả nhót ăn kèm mật mía, cùng vừng, dừa hay lạc là món ăn khá đặc trưng trong dịp Tết Hàn thực tại một số miền. 

Ngoài bánh trôi bánh chay, người Việt còn nấu món gì cúng gia tiên trong Tết Hàn thực? - Ảnh 2.

Xôi chè là sự kết hợp giữa xôi và chè ngọt.

Ngoài ra, một số nơi, người ta còn nấu cả xôi chè – món ăn có sự kết hợp giữa chè đỗ và xôi vò, mang hương vị thanh mát, nhẹ nhàng. Món xôi chè "chuẩn vị" phải có phần xôi được đồ dẻo, thơm, có màu vàng ngon mắt, không bị dính bết hay rời rạc.

Ngoài bánh trôi bánh chay, người Việt còn nấu món gì cúng gia tiên trong Tết Hàn thực? - Ảnh 3.

Bánh trôi bánh chay ngày nay được sáng tạo thêm nhiều biến thể, màu sắc. (Ảnh minh họa).

Bên cạnh đó, bánh trôi bánh chay ngày nay còn được người làm sáng tạo thành nhiều biến thể với phần nhân đa dạng và có nhiều màu sắc bắt mắt hơn, khiến cho ngày Tết Hàn thực ngày càng đáng nhớ...


chọn
'Quy hoạch NOXH ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi là không khả thi'
Theo đại diện Ban Quản lý các Khu chế xuất và công nghiệp TP HCM, so với các dự án nhà ở thông thường, việc xây dựng NOXH phức tạp hơn. Chẳng hạn như việc chọn địa điểm xây dựng, nếu NOXH được quy hoạch ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi thì sẽ không khả thi do di chuyển hàng ngày bất tiện.