Tết Hàn Thực: Lí giải mẹo nấu bánh trôi ‘bảy nổi ba chìm’ dưới góc nhìn vật lí

Khi nấu bánh trôi trong Tết Hàn thực, nhiều người vẫn áp dụng quy tắc “bảy nổi ba chìm” để đạt được mẻ bánh thơm ngon, chuẩn vị. Mẹo nấu bánh này hoàn toàn có thể lí giải thông qua một công thức vật lí cơ bản.

Tết Hàn thực và bánh trôi 

Ngày 3/3 Âm lịch hằng năm được gọi là ngày Tết Hàn thực. Theo nghĩa chữ Hán, "Hàn" là lạnh, "thực" là ăn. Hiểu nôm na, Tết Hàn thực cũng ngày ăn đồ lạnh, đồ nguội.

Nhắc đến Tết Hàn thực, nhiều người sẽ nghĩ ngay đến thức bánh ngọt ngào - bánh trôi. Và nhắc đến bánh trôi, nhiều người sẽ nghĩ ngay đến bài thơ "Bánh trôi nước" của nữ thi sĩ Hồ Xuân Hương:

"Thân em vừa trắng lại vừa tròn

Bảy nổi ba chìm với nước non

Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn 

Mà em vẫn giữ tấm lòng son".

Bốn câu thơ ngắn ngủi nhưng cô đọng, hàm chứa ý tứ sâu xa về vẻ đẹp và thân phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến.

Tuy nhiên, khi Tết Hàn thực đang cận kề, khi những bà nội trợ đang rục rịch chuẩn bị nguyên liệu làm bánh trôi bánh chay bày lên mâm cúng gia tiên, ta sẽ không đi sâu phân tích những ẩn ý mà bà chúa thơ Nôm gửi gắm ở bài thơ này.

Thay vào đó, hãy cùng tìm hiểu cơ sở khoa học của "bảy nổi ba chìm" – cũng chính là cách nấu chín bánh trôi lưu truyền trong dân gian: Bánh trôi nặn xong được đem thả vào nồi nước sôi. Mới đầu bánh chìm xuống rồi sau đó dần trồi lên, "ba chìm bảy nổi" trên mặt nước.

Tết Hàn Thực: Lí giải mẹo nấu bánh trôi ‘bảy nổi ba chìm’ dưới góc nhìn vật lí - Ảnh 1.

Công thức "bảy nổi ba chìm" được nhiều người áp dụng khi làm bánh trôi. (Ảnh minh họa).

Lúc này, người ta sẽ vớt bánh trôi ra rồi ngâm trong nước lã đun sôi để nguội cho bánh săn lại rồi mới bày vào đĩa.

Mẹo nấu bánh trôi "bảy nổi ba chìm" dịp Tết Hàn thực dưới góc nhìn vật lí

Hẳn bạn còn nhớ dưới mái trường phổ thông, ta đã được học công thức tính khối lượng riêng của một vật là: D = m/ V

Trong đó:

D là khối lượng riêng (kg/m3)

M là khối lượng (kg)

V là thể tích (m3)

Tết Hàn Thực: Lí giải mẹo nấu bánh trôi ‘bảy nổi ba chìm’ dưới góc nhìn vật lí - Ảnh 2.

Để có những chiếc bánh săn chắc, chín vừa, người nấu phải canh vớt lên ngay khi bánh mới nổi. (Ảnh minh họa).

Dễ thấy, bánh trôi lúc mới nặn có khối lượng riêng nhỏ hơn nước. Do đó, nó sẽ chìm khi được thả vào nước. Khi nước đun sôi, nhiệt độ tăng lên, không khí trong nhân bánh trôi có mức độ giãn nở lớn và thể tích bánh dần tăng lên. 

Đến khi bánh trôi chín cũng là lúc khối lượng riêng của bánh nhỏ hơn nước và vì vậy bánh bắt đầu nổi lên. Đến khi thả bánh vào thau nước nguội, bánh trở nên săn lại và chìm xuống sâu hơn so với khi ở trong nồi.

>>> Xem thêm: Tại sao nhiều người lầm tưởng Tết Thanh minh và Tết Hàn thực là một?

Với sự quan sát tỉ mỉ và tinh tế, người xưa đã nhận ra đặc điểm chìm, nổi của bánh trôi dịp Tết Hàn thực và đúc kết lại kinh nghiệm luộc bánh trôi chuẩn xác nhất: Vớt những viên bánh ra khi chúng đã nổi lập lờ trên mặt nước. Bởi nếu để bánh nổi quá lâu, bánh sẽ bị nát, giảm độ thơm ngon.


chọn
Toàn cảnh đường Lương Định Của mở rộng sắp thông xe tại TP Thủ Đức
Dự án nâng cấp, mở rộng đường Lương Định Của tại TP Thủ Đức có chiều dài khoảng 2,5 km. Đây là một trong 10 công trình giao thông dự kiến thông xe trước Tết Nguyên đán của TP HCM.