Facebook ra mắt hàng loạt ứng dụng bắt mắt dành riêng cho cộng đồng LGBT | |
70 quốc gia trên thế giới tham gia diễn đàn LGBT toàn cầu |
Những cách giúp LGBT có con hợp pháp
Như tất cả mọi công dân Việt Nam khác, có một số cách để các thành viên LGBT có thể có con và được pháp luật thừa nhận:
- Con đẻ trong các mối quan hệ, hôn nhân trước: Đứa bé sinh ra là con của bạn và một người khác giới khác, có quyền và nghĩa vụ gắn với bạn và người đó. Người yêu cùng giới hiện tại của bạn có thể nhận đứa bé làm con nuôi nếu được sự đồng ý của người vợ/chồng cũ của bạn, còn bạn vẫn là cha/mẹ ruột của đứa bé. Tuy nhiên lưu ý nếu một đứa trẻ vừa có bố/mẹ ruột, vừa có bố/mẹ nuôi thì có sự chuyển giao quyền, nghĩa vụ ở đây, tức là bố/mẹ nuôi có quyền, nghĩa vụ hơn so với bố/mẹ ruột nếu xảy ra tranh chấp.
Cặp đồng tính Mỹ chờ đợi đón con chung. (Ảnh: Boldsky) |
- Con ruột bằng các biện pháp hỗ trợ khoa học:
Thụ tinh nhân tạo (xin tinh trùng và hiến tinh trùng): Nếu bạn là người đồng tính nữ hay chuyển giới nữ-sang-nam, bạn có quyền xin tinh trùng với tư cách phụ nữ độc thân, đứa con sẽ là con ruột và bạn là mẹ ruột duy nhất của đứa trẻ. Người đồng tính nam hay chuyển giới nam-sang-nữ chỉ có quyền hiến tặng tinh trùng và không có quyền, nghĩa vụ với đứa bé được tạo nên từ tinh trùng mà mình hiến tặng.
Mang thai hộ: Pháp luật Việt Nam hiện tại cấm việc thai hộ cho cá nhân, mà chỉ áp dụng với cặp vợ chồng trong đó người vợ không có khả năng mang thai và người mang thai hộ cũng phải là người họ hàng gần của cặp vợ chồng. Bạn không thể nhờ một người bất kỳ mang thai hộ, và nếu bạn đang là người độc thân bạn cũng không thể nhờ ai mang thai hộ cho mình. Tương tự ở trên, khi một người là cha/mẹ ruột của đứa trẻ, người còn lại có thể làm thủ tục nhận nuôi để trở thành cha/mẹ nuôi của đứa trẻ, trong trường hợp này đứa trẻ sẽ có một một cha/mẹ ruột và cha/mẹ nuôi.
- Con nuôi: Bạn có quyền nhận nuôi con nuôi với tư cách là một người độc thân. Con nuôi sẽ có một bố hoặc một mẹ. Pháp luật VIệt Nam không thừa nhận hai người không phải là vợ chồng cùng nhận nuôi một người con nuôi. Trẻ được nhận nuôi phải dưới 16 tuổi (hoặc từ 16-18 tuổi nếu là họ hàng gần của trẻ), và người nhận nuôi phải hơn con nuôi từ 20 tuổi trở lên.
Những quy định liên quan tới việc có con hợp pháp
Nghị định 158/2005/NĐ-CP.
Điều 26. Hồ sơ đăng ký việc nuôi con nuôi.
Giấy thỏa thuận về việc cho và nhận con nuôi phải do chính cha, mẹ đẻ và người nhận con nuôi lập, kể cả trong trường hợp cha, mẹ đẻ đã ly hôn. Trong trường hợp một bên cha hoặc mẹ đẻ đã chết, mất năng lực hành vi dân sự hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự, thì chỉ cần chữ ký của người kia.
Ca sinh nở của đôi đồng tính Mỹ từng gây sốt trên mạng. (Ảnh: Baby Center). |
Nghị định 12/2003/NĐ-CP.
Điều 4. Nguyên tắc áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản.
1. Các cặp vợ chồng vô sinh và phụ nữ sống độc thân có quyền sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. (...)
Luật Hôn nhân và gia đình 2014.
Điều 95. Điều kiện mang thai hộ vì mục đích nhân đạo
1. Việc mang thai hộ vì mục đích nhân đạo phải được thực hiện trên cơ sở tự nguyện của các bên và được lập thành văn bản.
2. Vợ chồng có quyền nhờ người mang thai hộ khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Có xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền về việc người vợ không thể mang thai và sinh con ngay cả khi áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản;
b) Vợ chồng đang không có con chung;
c) Đã được tư vấn về y tế, pháp lý, tâm lý.
3. Người được nhờ mang thai hộ phải có đủ các điều kiện sau đây:
a) Là người thân thích cùng hàng của bên vợ hoặc bên chồng nhờ mang thai hộ;
b) Đã từng sinh con và chỉ được mang thai hộ một lần;
c) Ở độ tuổi phù hợp và có xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền về khả năng mang thai hộ;
d) Trường hợp người phụ nữ mang thai hộ có chồng thì phải có sự đồng ý bằng văn bản của người chồng;
đ) Đã được tư vấn về y tế, pháp lý, tâm lý.
4. Việc mang thai hộ vì mục đích nhân đạo không được trái với quy định của pháp luật về sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản.
5. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Luật Nuôi con nuôi.
Điều 8. Người được nhận làm con nuôi
1. Trẻ em dưới 16 tuổi
2. Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Được cha dượng, mẹ kế nhận làm con nuôi;
b) Được cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận làm con nuôi.
3. Một người chỉ được làm con nuôi của một người độc thân hoặc của cả hai người là vợ chồng.
4. Nhà nước khuyến khích việc nhận trẻ em mồ côi, trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khác làm con nuôi.
Điều 14. Điều kiện đối với người nhận con nuôi
1. Người nhận con nuôi phải có đủ các điều kiện sau đây:
a) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
b) Hơn con nuôi từ 20 tuổi trở lên;
c) Có điều kiện về sức khỏe, kinh tế, chỗ ở bảo đảm việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con nuôi;
d) Có tư cách đạo đức tốt.
*Thông tin tham khảo từ Thuvien.lgbt*
Nhìn lại 8 năm quyền LGBT dưới thời Tổng thống Obama Mặc dù đã kết thúc nhiệm kỳ tổng thống Mỹ nhưng Barack Obama vẫn khiến cộng đồng LGBT biết ơn vì những đóng góp to ... |
'Siêu giác quan': phim hay về LGBT chính thức bị dừng Siêu giác quan là một trong 3 series phim hay nhất của cộng đồng LGBT tính từ đầu năm 2017. Tuy nhiên, mới đây, hãng ... |