Trong phần bào chữa cho các bị cáo sáng 30/8, luật sư Nguyễn Huy Thiệp (bào chữa cho bị cáo Trần Trung Chí Hiếu - cựu Chủ tịch HĐQT PVTex) cho rằng PVTex là doanh nghiệp thuộc Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN) nên phải thực hiện nghiêm túc chủ trương phát huy nội lực, tăng cường và ưu tiên sử dụng các dịch vụ của đơn vị trong Tập đoàn.
Thực hiện chủ trương trên, PVN đã ra Nghị Quyết 4040/NQ-DKVN ngày 13/5/2010 chấp nhận chủ trương chỉ định thầu các gói thầu thực hiện trong năm 2010, trong đó có Dự án nhà ở cho CBCNV Công ty PVTex.
Trần Trung Chí Hiếu đã thay mặt HĐQT PVTex ký Quyết Định số 691/QĐ-PVTEX chỉ định nhà thầu là Tổng Công ty CP Xây lắp Dầu khí (PVC) thực hiện công việc tư vấn đầu tư xây dựng.
Do cả 2 công ty PVC.KBC và HEERIM.PVC đều là đơn vị thành viên của PVC nên PVC phải biết rất rõ về năng lực, kinh nghiệm của 2 công ty này không thể đáp ứng được yêu cầu nhưng vẫn giới thiệu cho PVTex. Do đó, Luật sư Nguyễn Huy Thiệp cho rằng chính PVC cũng phải chịu trách nhiệm trước chủ đầu tư (PVTex).
Mặt khác, nếu bị cáo Hiếu có đồng ý thay đổi thiết kế đã được phê duyệt và để nhà thầu triển khai thi công khu nhà ở từ nhà chung cư đã được phê duyệt thành nhà liền kề, thì hành vi này không phải là nguyên nhân gây thiệt hại cho Nhà nước số tiền 19.462.637.214 đồng, cũng như gây hệ lụy Dự án công trình dở dang, xuống cấp nghiêm trọng... như Cáo trạng kết luận.
Đối với việc cho tạm ứng số tiền 20 tỷ đồng trái pháp luật, Vũ Đình Duy (cựu TGĐ PVTex) là người hoàn toàn chủ động, từ việc đặt vấn đề cho đến hoàn thiện các thủ tục cần thiết để đáp ứng yêu cầu tạm ứng của PVC.KVC số tiền trên.
Đối với hành vi “Nhận hối lộ” 3 tỷ đồng từ Đỗ Văn Hồng (cựu Chủ tịch HĐQT PVC.KBC), luật sư Thiệp cho rằng trong ý thức chủ quan, Trần Trung Chí Hiếu vẫn coi số tiền 03 tỷ đồng thoái vốn là tiền của Vũ Đình Duy. Do Duy nói “anh cứ để đấy khi nào cần sẽ lấy” nên bị cáo coi đây là món nợ của bị cáo đối với Duy mà không có ý định chiếm hưởng số tiền này.
Bào chữa cho bị cáo Đào Ngọ Hoàng (nguyên Trưởng phòng thương mại hợp đồng PVTex), luật sư Nguyễn Xuân Anh cho rằng việc Hoàng ký Tờ trình số 12/TTr-TMHĐ không nằm ngoài chức năng, nhiệm vụ của Phòng TMHĐ theo quy chế làm việc của Công ty PVTex. Việc PVTex tạm ứng 20 tỷ đồng cho PVC.KBC là phù hợp với tiến độ thực hiện dự án và không trái với quy định của pháp luật.
Liên quan tới số tiền 20 tỷ đồng tạm ứng này, Luật sư cho rằng nếu hai bên có thỏa thuận về việc không dùng số tiền này để thực hiện hợp đồng thì mới là trái luật. Trong khi đó, bào chữa cho bị cáo Đỗ Văn Hồng, các luật sư cho rằng phần lớn số tiền này đều được sử dụng cho việc chi trả liên quan đến việc thực hiện hợp đồng số 14 giữa PVC.KBC và PVTex. Nên các bản giám định tư pháp, cũng như kết luận điều tra và cáo trạng cho rằng bị cáo Hồng sử dụng sai mục đích toàn bộ số tiền tạm ứng là không có căn cứ.
Đối đáp với các luật sư về vấn đề chỉ định thầu, thay đổi nhà thầu thiết kế, đại diện Viện Kiểm sát Nhân dân TP Hà Nội cho rằng cơ quan chức năng đã giám định và xác định có sai phạm, đồng thời xác định người có liên quan. Tuy nhiên chưa lượng hóa được thiệt hại, vì vậy VKS chưa truy cứu trách nhiệm hình sự với hành vi của bị cáo Hiếu về việc lựa chọn nhà thầu và thay đổi thiết kế.
Trong vụ án này, VKS chỉ truy tố Hiếu về việc cố ý làm trái khi cho tạm ứng 20 tỷ đồng.
Xác định hành vi cố ý làm trái của các bị cáo trong việc nhà thầu PVC.KBC tạm ứng 20 tỷ đồng và được ác định thiệt hại trên 19 tỉ đồng, VKS cho rằng cơ quan này có trách nhiệm chứng minh mức độ, hành vi đến đâu. Còn việc xác định có sai phạm với quy định của nhà nước hay không, các cơ qan chuyên môn đã đưa ra kết luận.
Theo đó, việc PVTex tạm ứng 20 tỷ đồng cho PVC.KBC đã vượt mức 80%, trái với quy định tại nghị định 48. Việc Hợp đồng số 14 xác định cho tạm ứng thêm được cơ quan chuyên môn cơ quan giám định xác định.
“Về thiệt hại, cơ quan giám định Bộ tài chính đã tính toán số tiền thiệt hại là hơn 19 tỷ đồng. Và chúng tôi khẳng định đây là sai khi xin tạm ứng lần hai số tieefn 20 tỷ đồng và có thiệt hại”, đại diện VKS khẳng định.
Trần Trung Chí Hiếu và Vũ Đình Duy là người có vai trò quyết định cho thành lập PVTex Kinh Bắc và tạo điều kiện thuận lợi cho việc thành lập. Quá trình điều tra xác định Hồng đóng hộ tiền cho Duy và Hiếu thông qua hai cá nhân là người nhà của Hiếu, Duy, sau đó hai cá nhân này thoái vốn.
Căn cứ, trên cở sở khách quan, dù Hiếu không trao đổi với Hồng nhưng được nắm thông tin thông qua Duy. Cốt lõi của vấn đề này Hiếu không phải bỏ tiền ra góp vốn nhưng vẫn được hưởng lợi.
Thông qua các chứng từ nộp iền, rút tiền đã được thu thập. Bị cáo Hiếu không trao đổi với Hồng nhưng tiếp nhân ý chí của Duy ngay từ đầu và đã đạt được mục đích. Do vậy, tội danh Nhận hối lộ của Trần Trung Chí Hiếu là hoàn toàn có căn cứ, dù Vũ Đình Duy đã bỏ trốn và bị truy nã.
Từ các căn cứ trên, trước kết quả thẩm vấn, VKS giữ nguyên quan điểm truy tố tội nhận hối lộ của Trần Trung Chí Hiếu.
Đường lên đỉnh cao và một bước xuống vực sâu của vị tiến sỹ kinh tế trong vụ án PVTEX
Bước sang ngày xét xử thứ 3 vụ án hình sự tại PVTEX, người đứng đầu PVTEX là Trần Trung Chí Hiếu bị đề nghị ... |
Xét xử nhóm cựu lãnh đạo PVTEX sáng 30/8: Loanh quanh đổ lỗi cho nhau
Cựu Chủ tịch PVTEX Trần Trung Chí Hiếu cho rằng trách nhiệm chính trong việc gây thất thoát và ép người khác đưa hối lộ ... |
Phiên tòa kết thúc
Xét tính chất mức độ hậu quả, vai trò nhân thân của các bị cáo, HĐXX nhận thấy Hiếu có những sai phạm trong lĩnh vực đầu tư xây dựng, lựa chọn nhà thầu không đủ năng lực. Bị cáo có hành vi cố ý làm trái, chỉ đạo cấp dưới cho tạm ứng tiền sai quy định, không chỉ đạo giám sát việc sử dụng tiền.
Đối với Đỗ Văn Hồng, sử dụng sai mục đích số tiền 20 tỷ đồng, phải chịu trách nhiệm về sự thất thoát này.
Đào Ngọ Hoàng biết việc tạm ứng là trái quy định nhưng vẫn thực hiện gây hậu quả thiệt hại hơn 19 tỷ đồng. Hoàng là người soạn thảo, Nam là người ký.
Các bị cáo khai báo thành khẩn, ăn năn hối cải, các bị cáo có nhân thân tốt, học tập, công tác được tặng thưởng nhiều danh hiệu thi đua, người thân cũng có những đóng góp.
Vũ Phương Nam đã tích cực tác động gia đình khắc phục hậu quả dù HĐXX đánh giá là bị cáo không phải nộp. Trần Trung Chí Hiếu được thủ tướng chính phủ tặng bằng khen, tích cực khắc phục nên được xem xét giảm nhẹ…
Về số tiền 3 tỷ đồng Hiếu nhận từ Hồng, HĐXX quyết định tịch thu số tiền này sung công quỹ vì khi đưa tiền, bị cáo Hồng không bị buộc đưa.
Qua vụ án này, HĐXX thấy rằng Vũ Đình Duy đã cố ý làm trái trong việc lựa chọn nhà thầu và các vi phạm khác trong việc tạm ứng gây thiệt hại ho nhà nước hơn 19 tỷ đồng.
Buộc Hồng phải đưa cho mình và Hiếu mỗi người 3 tỷ đồng. Ngoài ra, Hồng còn khai nhiều lần phải đưa tiền cho Duy tới hơn 19 tỷ đồng.
Sau khi hành vi phạm tội bị phát giác, Duy đã bỏ trốn Cơ quan điều tra đã tách vụ án ra, tạm đình chỉ vụ án, HĐXX kiến nghị các cơ quan hữu quan và quốc tế tích cực truy bắt Vũ Đình Duy để sớm đưa ra xét xử trước pháp luật.
Mức án cụ thể:
1. Trần Trung Chí Hiếu (SN 1963, nguyên Chủ tịch HĐQT PVTEX):
- Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng: 13 năm
- Nhận hối lộ: 15 năm
Tổng hợp là 28 năm tù
Mức án của 3 bị cáo phạm tội Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng:
2. Đỗ Văn Hồng (SN 1967, nguyên Chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ PVC.KBC): 13 năm tù
3. Đào Ngọ Hoàng (SN 1978, nguyên Trưởng phòng thương mại hợp đồng PVTEX): 9 năm tù
4. Vũ Phương Nam (SN 1979, nguyên Kế toán trưởng PVTEX): 8 năm tù.
Buộc Hồng phải trả lại hơn 19 tỷ đồng cho PVTEX, Hiếu phải nộp 3 tỷ đồng sung công quỹ.
Phiên tòa bắt đầu
Theo HĐXX, PVTEX được thành lập trên cơ sở thỏa thuận hợp tác đầu tư ngày 15/5/2017 về việc xây dựng Nhà máy sản xuất xơ sợi Polyester Đình Vũ giữa Tập đoàn dầu khí Việt Nam (PVN) và Tập đoàn Dệt may Việt Nam (VINATEX).
Ngày 12/8/2009, Trần Trung Chí Hiếu đã ký Nghị quyết số 08 năm 2009 thống nhất thông qua chủ trương đầu tư xây dựng Dự án nhà ở cho cán bộ công nhân viên PVTEX.
Trên cơ sở công văn đề nghị HĐQT phê duyệt báo cáo đầu tư số 36 ngày 2/6/2010 của Vũ Đình Duy (TGĐ PVTEX), ngày 9/6/2010, Trần Trung Chí Hiếu đã ký Quyết định số 221 phê duyệt báo cáo đầu tư Dự án nhà ở với mức đầu tư hơn 318 tỷ đồng.
Trong đó, giai đoạn I là hơn 101 tỷ đồng, giai đoạn 2 là hơn 216 tỷ đồng. Nguồn vốn thực hiện giai đoạn I gồm vốn vay của Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ (PVN) và vốn chủ sở hữu của PVTEX.
Quá trình triển khai thực hiện Dự án, Trần Trung Chí Hiếu, Vũ Đình Duy đã quyết định lựa chọn, ký hợp đồng với nhà thầu không đủ năng lực, tự ý thay đổi thiết kế, thi công trái với hồ sơ thiết kế.
Trong việc tạm ứng và sử dụng tiền tạm ứng, Trần Trung Chí Hiếu, Vũ Đình Duy, Đào Ngọ Hoàng, Vũ Phương Nam và Đỗ Văn Hồng đã có hành vi cố ý làm trái quy định tại khoản 6, điều 7, Nghị định 48 của Chính phủ về Hợp đồng xây dựng dẫn đến hậu quả thiệt hại cho Nhà nước hơn 19 tỷ đồng.
Ngoài ra, hành vi trên còn để lại hệ quả rất lớn, Dự án dở dang, UBND TP Hải Phòng đã ban hành quyết định thu hồi đất của dự án.
Ngoài ra, Trần Trung Chí Hiếu còn có hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn và sự lệ thuộc của Đỗ Văn Hồng, buộc ông ta phải chi cho mỗi người 3 tỷ đồng để được tham gia góp vốn thành lập PVTEX Kinh Bắc và tạo điều kiện thuận lợi cho PVTEX Kinh Bắc trong việc kinh doanh mua, bán sản phẩm với PVTEX.
Trong phần bào chữa cho các bị cáo sáng 30/8, luật sư Nguyễn Huy Thiệp (bào chữa cho bị cáo Trần Trung Chí Hiếu - cựu Chủ tịch HĐQT PVTex) cho rằng PVTex là doanh nghiệp thuộc Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN) nên phải thực hiện nghiêm túc chủ trương phát huy nội lực, tăng cường và ưu tiên sử dụng các dịch vụ của đơn vị trong Tập đoàn.
Thực hiện chủ trương trên, PVN đã ra Nghị Quyết 4040/NQ-DKVN ngày 13/5/2010 chấp nhận chủ trương chỉ định thầu các gói thầu thực hiện trong năm 2010, trong đó có Dự án nhà ở cho CBCNV Công ty PVTex.
Trần Trung Chí Hiếu đã thay mặt HĐQT PVTex ký Quyết Định số 691/QĐ-PVTEX chỉ định nhà thầu là Tổng Công ty CP Xây lắp Dầu khí (PVC) thực hiện công việc tư vấn đầu tư xây dựng.
Do cả 2 công ty PVC.KBC và HEERIM.PVC đều là đơn vị thành viên của PVC nên PVC phải biết rất rõ về năng lực, kinh nghiệm của 2 công ty này không thể đáp ứng được yêu cầu nhưng vẫn giới thiệu cho PVTex. Do đó, Luật sư Nguyễn Huy Thiệp cho rằng chính PVC cũng phải chịu trách nhiệm trước chủ đầu tư (PVTex).
Mặt khác, nếu bị cáo Hiếu có đồng ý thay đổi thiết kế đã được phê duyệt và để nhà thầu triển khai thi công khu nhà ở từ nhà chung cư đã được phê duyệt thành nhà liền kề, thì hành vi này không phải là nguyên nhân gây thiệt hại cho Nhà nước số tiền 19.462.637.214 đồng, cũng như gây hệ lụy Dự án công trình dở dang, xuống cấp nghiêm trọng... như Cáo trạng kết luận.
Đối với việc cho tạm ứng số tiền 20 tỷ đồng trái pháp luật, Vũ Đình Duy (cựu TGĐ PVTex) là người hoàn toàn chủ động, từ việc đặt vấn đề cho đến hoàn thiện các thủ tục cần thiết để đáp ứng yêu cầu tạm ứng của PVC.KVC số tiền trên.
Đối với hành vi “Nhận hối lộ” 3 tỷ đồng từ Đỗ Văn Hồng (cựu Chủ tịch HĐQT PVC.KBC), luật sư Thiệp cho rằng trong ý thức chủ quan, Trần Trung Chí Hiếu vẫn coi số tiền 03 tỷ đồng thoái vốn là tiền của Vũ Đình Duy. Do Duy nói “anh cứ để đấy khi nào cần sẽ lấy” nên bị cáo coi đây là món nợ của bị cáo đối với Duy mà không có ý định chiếm hưởng số tiền này.
Bào chữa cho bị cáo Đào Ngọ Hoàng (nguyên Trưởng phòng thương mại hợp đồng PVTex), luật sư Nguyễn Xuân Anh cho rằng việc Hoàng ký Tờ trình số 12/TTr-TMHĐ không nằm ngoài chức năng, nhiệm vụ của Phòng TMHĐ theo quy chế làm việc của Công ty PVTex. Việc PVTex tạm ứng 20 tỷ đồng cho PVC.KBC là phù hợp với tiến độ thực hiện dự án và không trái với quy định của pháp luật.
Liên quan tới số tiền 20 tỷ đồng tạm ứng này, Luật sư cho rằng nếu hai bên có thỏa thuận về việc không dùng số tiền này để thực hiện hợp đồng thì mới là trái luật. Trong khi đó, bào chữa cho bị cáo Đỗ Văn Hồng, các luật sư cho rằng phần lớn số tiền này đều được sử dụng cho việc chi trả liên quan đến việc thực hiện hợp đồng số 14 giữa PVC.KBC và PVTex. Nên các bản giám định tư pháp, cũng như kết luận điều tra và cáo trạng cho rằng bị cáo Hồng sử dụng sai mục đích toàn bộ số tiền tạm ứng là không có căn cứ.
Đối đáp với các luật sư về vấn đề chỉ định thầu, thay đổi nhà thầu thiết kế, đại diện Viện Kiểm sát Nhân dân TP Hà Nội cho rằng cơ quan chức năng đã giám định và xác định có sai phạm, đồng thời xác định người có liên quan. Tuy nhiên chưa lượng hóa được thiệt hại, vì vậy VKS chưa truy cứu trách nhiệm hình sự với hành vi của bị cáo Hiếu về việc lựa chọn nhà thầu và thay đổi thiết kế.
Trong vụ án này, VKS chỉ truy tố Hiếu về việc cố ý làm trái khi cho tạm ứng 20 tỷ đồng.
Xác định hành vi cố ý làm trái của các bị cáo trong việc nhà thầu PVC.KBC tạm ứng 20 tỷ đồng và được ác định thiệt hại trên 19 tỉ đồng, VKS cho rằng cơ quan này có trách nhiệm chứng minh mức độ, hành vi đến đâu. Còn việc xác định có sai phạm với quy định của nhà nước hay không, các cơ qan chuyên môn đã đưa ra kết luận.
Theo đó, việc PVTex tạm ứng 20 tỷ đồng cho PVC.KBC đã vượt mức 80%, trái với quy định tại nghị định 48. Việc Hợp đồng số 14 xác định cho tạm ứng thêm được cơ quan chuyên môn cơ quan giám định xác định.
“Về thiệt hại, cơ quan giám định Bộ tài chính đã tính toán số tiền thiệt hại là hơn 19 tỷ đồng. Và chúng tôi khẳng định đây là sai khi xin tạm ứng lần hai số tieefn 20 tỷ đồng và có thiệt hại”, đại diện VKS khẳng định.
Trần Trung Chí Hiếu và Vũ Đình Duy là người có vai trò quyết định cho thành lập PVTex Kinh Bắc và tạo điều kiện thuận lợi cho việc thành lập. Quá trình điều tra xác định Hồng đóng hộ tiền cho Duy và Hiếu thông qua hai cá nhân là người nhà của Hiếu, Duy, sau đó hai cá nhân này thoái vốn.
Căn cứ, trên cở sở khách quan, dù Hiếu không trao đổi với Hồng nhưng được nắm thông tin thông qua Duy. Cốt lõi của vấn đề này Hiếu không phải bỏ tiền ra góp vốn nhưng vẫn được hưởng lợi.
Thông qua các chứng từ nộp iền, rút tiền đã được thu thập. Bị cáo Hiếu không trao đổi với Hồng nhưng tiếp nhân ý chí của Duy ngay từ đầu và đã đạt được mục đích. Do vậy, tội danh Nhận hối lộ của Trần Trung Chí Hiếu là hoàn toàn có căn cứ, dù Vũ Đình Duy đã bỏ trốn và bị truy nã.
Từ các căn cứ trên, trước kết quả thẩm vấn, VKS giữ nguyên quan điểm truy tố tội nhận hối lộ của Trần Trung Chí Hiếu.
Đường lên đỉnh cao và một bước xuống vực sâu của vị tiến sỹ kinh tế trong vụ án PVTEX
Bước sang ngày xét xử thứ 3 vụ án hình sự tại PVTEX, người đứng đầu PVTEX là Trần Trung Chí Hiếu bị đề nghị ... |
Xét xử nhóm cựu lãnh đạo PVTEX sáng 30/8: Loanh quanh đổ lỗi cho nhau
Cựu Chủ tịch PVTEX Trần Trung Chí Hiếu cho rằng trách nhiệm chính trong việc gây thất thoát và ép người khác đưa hối lộ ... |