Những cách khắc phục kết nối WiFi chậm mà ai cũng cần trong mùa dịch Covid-19

Khi tốc độ WiFi chậm, nhiều người thường cho rằng do tình trạng kết nối, mà ít ai biết rằng những lỗi nhỏ có thể khiến truy cập internet tại nhà có phần giảm xuống. Những bí quyết bên dưới sẽ giúp hạn chế và giúp khắc phục nhanh vấn đề này.

Nguyên nhân kết nối WiFi chậm từ việc chọn sai băng tần

Hiện nay, thiết bị kết nối WiFi router thường hỗ trợ 2 dải băng tần là 2.4GHz và 5GHz. Điều này có thể gây rối cho người dùng nếu không cẩn thận con số. 

Với tần số 2.4GHz, router sẽ phát sóng WiFi đi xa hơn, tuy nhiên tốc độ truy cập internet sẽ chậm hơn so với tần số 5GHz. Và dĩ nhiên điều này sẽ ngược lại với băng tần 5GHz.

Những lỗi tuy nhỏ nhưng làm cho kết nối wifi chậm - Ảnh 1.

Nên chọn đúng băng tần để kết nối wifi tốt hơn. (Ảnh minh họa: Hardwarezone).

Một điểm cần lưu ý khác là băng tần 5GHz sẽ xuyên tường yếu hơn nếu như router không được trang bị công nghệ truyền tải xuyên tường.

Vì vậy, tùy vào vị trí và không gian để lựa chọn kết nối cho phù hợp nhằm đảm bảo tốc độ truy cập internet cao.

Cấu hình kênh không phù hợp sẽ làm cho WiFi chậm

Người dùng không am hiểu về kĩ thuật thường bỏ qua hoặc không quan tâm đến việc chọn kênh cho WiFi của mình.

Kênh có thể hiểu nôm na là con đường và kết nối của các thiết bị sẽ là những chiếc xe. Dĩ nhiên, đường càng đông xe thì tốc độ lưu thông càng chậm và cũng có thể xảy ra kẹt xe.

Những lỗi tuy nhỏ nhưng làm cho kết nối wifi chậm - Ảnh 2.

Kênh nhiều người sử dụng sẽ làm cho wifi chậm. (Ảnh minh họa: Modem Friendly).

Hiện nay, đã có các ứng dụng để dò tìm tần số của WiFi khu vực xung quanh, người dùng có thể sử dụng để tìm ra kênh phù hợp nhất.

Ngoài ra, cũng cần tránh đặt WiFi của mình cạnh các thiết bị sử dụng sóng tần số 2.4GHz chẳng hạn như lò vi sóng, điện thoại bàn không dây… vì sẽ giảm tốc độ truy cập.

Chọn kênh như thế nào để tình trạng WiFi chậm không diễn ra?

Người dùng chỉ cần truy cập vào trang cấu hình của router là đã có thể tùy chỉnh kênh cho WiFi của mình.

Đối với băng tần 2.4GHz, thường sẽ có 11 kênh và 3 kênh thường được sử dụng nhất là 1, 6 và 11 vì chúng ít bị chồng chéo lên các kênh khác.

Những lỗi tuy nhỏ nhưng làm cho kết nối wifi chậm - Ảnh 3.

Các kênh của băng tần 2.4GHz. (Ảnh minh họa: Hello Tech).

Đối với băng tần 5GHz thường sẽ có các kênh 36, 40, 44, 48 và đây cũng là các kênh hỗ trợ tốt cho việc sử dụng trong hộ gia đình.

Những lỗi tuy nhỏ nhưng làm cho kết nối wifi chậm - Ảnh 4.

Các kênh của băng tần 5GHz. (Ảnh minh họa: Router Guide).

Người dùng nên lựa chọn kênh ít được những hộ gia đình xung quanh sử dụng để đảm bảo tốc độ truyền tải tín hiệu tốt nhất.

Băng thông bị chiếm có thể làm cho WiFi chậm

Nếu cùng lúc có nhiều thiết bị truy cập WiFi, sẽ khiến cho tốc độ truy cập internet bị chậm lại, đặc biệt là khi có thiết bị livestream hoặc tải file nặng.

Trong trường hợp này, người dùng nên kiểm tra lại số lượng thiết bị truy cập vào router của mình thông qua danh sách DHCP, nếu phát hiện thiết bị "lạ" thì nên thay đổi mật khẩu WiFi để an toàn.

Những lỗi tuy nhỏ nhưng làm cho kết nối wifi chậm - Ảnh 5.

Router có hỗ trợ chức năng kiểm soát băng thông. (Ảnh minh họa: TrishTech).

Malware cũng là một nguyên nhân khiến cho băng thông bị ảnh hưởng, do đó, người dùng nên kiểm tra lại máy tính hoặc điện thoại để đảm bảo không bị trục lợi từ mã độc.

Việc nên chọn mua modem WiFi có chức năng cân bằng tải sẽ giúp cho quản lý băng thông tự động tốt hơn.

Router quá cũ cũng sẽ khiến cho WiFi bị chậm

Các chuẩn kết nối của router cũng sẽ ảnh hưởng đến tốc độ truyền tải của WiFi, cụ thể chuẩn G cho tốc độ cao nhất 54 Mbps, chuẩn N đạt 300 Mbps và chuẩn AC có thể đạt đến 1.3 gigabit/giây.

WiFi đời cũ sẽ không thể hỗ trợ chuẩn kết nối AC, người dùng nên trang bị thiết bị mới để hỗ trợ tốc độ kết nối nhanh hơn.

Những lỗi tuy nhỏ nhưng làm cho kết nối wifi chậm - Ảnh 6.

Router wifi mới sẽ giúp kết nối tốt hơn. (Ảnh minh họa: Linksys).

Ngoài ra, cũng nên chú ý phiên bản firmware của router, cập nhật phiên bản mới nhất sẽ giúp tăng tốc và khắc phục các lỗi bảo mật.

Việc tự cách ly khiến cho nhu cầu sử dụng Internet tại nhà tăng lên, các hacker cũng lợi dụng thời điểm này để tấn công các router của người dùng vì chúng ít được bảo mật.

Người dùng vì thế nên theo dõi thường xuyên tin tức công nghệ để biết cách phòng tránh trở thành nạn nhân của tin tặc.

Router đặt sai vị trí có thể khiến cho WiFi chậm

Tuyệt đối không đặt router của mình trong góc khuất vì sẽ ảnh hưởng đến độ rộng của vùng phủ sóng. Vị trí tốt nhất là đặt router ở trung tâm của khu vực sử dụng.

Vị trí phù hợp là nên đặt router ở trên cao chẳng hạn như trên đầu tủ hoặc gắn trên tường để sóng có thể tỏa theo chiều dọc tốt nhất.

Những lỗi tuy nhỏ nhưng làm cho kết nối wifi chậm - Ảnh 7.

Vị trí đặt router wifi phù hợp. (Ảnh minh họa: Roku).

Mặc dù là sóng truyền trong môi trường chân không nhưng nước và kim loại có thể làm yếu WiFi, vì vậy nên đặt router tránh xa bàn sắt, tủ lạnh và hồ cá.

Trước khi quyết định vị trí cố định cho router, người dùng cần có những phép thử tốc độ và độ mạnh của sóng ở các khu vực khác nhau nhằm có chất lượng tốt nhất có thể.

chọn
Các dự án của Novaland, Nam Long, DIG ở Đồng Nai đón tin mừng
Quy hoạch chung TP Biên Hòa vừa được phê duyệt điều chỉnh cục bộ. MBS đánh giá động thái này sẽ giúp đẩy nhanh tiến độ phê duyệt quy hoạch 1/500 các phân khu thuộc dự án Aqua City, Izumi và Khu đô thị Long Tân.